Chuyên mục  


Loại hạt này là gạo. Theo AFP, nỗi lo về trận siêu động đất và một loạt cơn bão cùng với kỳ nghỉ quốc gia kéo dài một tuần, khiến nhiều người dân Nhật Bản đổ xô đi mua gạo. Đây được coi là loại lương thực thiết yếu của quốc gia này.

Theo đó, ngày 27/8, Chính phủ Nhật Bản đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng mua gạo ồ ạt tại quốc gia này.

Theo đó, ông Tetsushi Sakamoto, Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản đã kêu gọi người dân chỉ nên mua lượng gạo cần thiết và nhấn mạnh rằng "tình trạng thiếu hụt về nguồn cung sẽ dần được giải quyết".

Một nhân viên ở chi nhánh của chuỗi siêu thị nổi tiếng Fresco tại Tokyo, cho biết: "Chúng tôi chỉ có thể mua được một nửa lượng gạo so với thông thường và các túi gạo đều được bán hết nhanh chóng. Dù khách hàng xếp hàng trước khi siêu thị mở cửa nhưng các bao gạo, mỗi bao chứa 10 kg, luôn được bán hết vào buổi sáng".

gao-1-17248419206021626886403-1724848413717-1724848423654986656897.jpg

Một nhân viên siêu thị đang dán thông báo với khách hàng rằng mỗi người chỉ được mua một bao gạo ở Tokyo. Ảnh: AFP

Tương tự, sau khi có cảnh báo của Chính phủ hồi đầu tháng về khả năng xảy ra một trận siêu động đất, nhiều cơn bão và kỳ nghỉ lễ Obon hàng năm (dù cảnh báo này đã được gỡ bỏ), các kệ gạo ở một số cửa hàng cũng trong tình trạng trống rỗng hoặc những mặt hàng khác bị hạn chế. Đặc biệt, một số cửa hàng thực phẩm tại Tokyo còn treo biển khuyến nghị rằng, mỗi gia đình chỉ nên mua một bao gạo mỗi ngày nhằm đảm bảo mọi người đều có thể mua gạo.

Bên cạnh những yếu tố trên, nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu nguồn cung ở Nhật Bản là vì sản lượng lúa gạo thấp hơn do thời tiết nóng và khô hạn. Hơn nữa, nhu cầu về gạo tăng cao còn liên quan tới lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản tăng vọt.

Lúa gạo từ lâu đã ăn sâu vào văn hóa Nhật Bản. Với mức tiêu thụ hàng năm là 7 triệu tấn, gạo là loại thực phẩm chủ yếu được tiêu thụ nhiều nhất ở "đất nước mặt trời mọc". Hiện nay, nhu cầu về gạo đã giảm trong một thời gian do dân số giảm và thói quen ăn uống của nhiều người Nhật đã thay đổi khi họ lựa chọn những sản phẩm thay thế.

Tình trạng thiếu gạo dự báo là sẽ giảm bớt vào tháng 9 tới khi đợt thu hoạch gạo mới sẽ bắt đầu, được chuyển đến tay người dùng, và chấm dứt hoàn toàn vào tháng 10 và 11.

Nhật Bản không có kế hoạch giải phóng kho gạo dự trữ

gao-2-17248420124331294175620-1724848425498-1724848426118883881254.jpg

Một siêu thị ở Tokyo có kệ gạo trống rỗng và một biển báo cho khách hàng biết rằng họ chỉ có thể mua một túi tại một thời điểm khi có gạo. Ảnh: AFP

Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đưa ra tuyên bố "không có kế hoạch giải phóng kho gạo dự trữ" vì việc này có thể ảnh hưởng đến cân bằng cung cầu cũng như giá cả trên thị trường thương mại. Do chưa giải phóng hệ thống dự trữ gạo chiến lược của Nhật Bản kể từ năm 1995 nên tình trạng thiếu gạo hiện nay được hiểu là vẫn chưa gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực của quốc gia này.

Bộ Nông Nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản hiện đang sử dụng những biện pháp thị trường nhằm giải quyết tình trạng thiếu gạo trong ngắn hạn. Thứ nhất, tăng cường nhập khẩu gạo từ nước ngoài và chú ý tới gạo từ Việt Nam và Thái Lan. Thứ hai, trồng những giống lúa năng suất cao, có khả năng chịu nóng. Thứ ba, tăng giá gạo và tránh hiện tượng đầu cơ. Thứ tư, huy động những kho dự trữ tư nhân.

Về dài hạn, Nhật Bản tiếp tục sáng kiến thu hồi đất của những người nông dân không thể sàn xuất lúa vì già hóa và biến thành công ty sản xuất lúa gạo hoặc cánh đồng mẫu lớn. Ngoài ra, nước này còn thúc đẩy việc ứng dụng khoa học tiên tiến, đồng thời giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động trong nông nghiệp.

Giá gạo cao, Việt Nam xuất khẩu Top 3 thế giới

gao-viet-1724842113147711800365-1724848427437-1724848427639564061603.png

Giá gạo Việt ngày càng tăng và được nhiều thị trường ưa chuộng. Ảnh minh họa

Gạo Việt giờ ngày càng có giá đắt đỏ nhờ vào chất lượng không ngừng được cải thiện. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến giữa tháng 8 năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 5,7 triệu tấn gạo, thu về gần 3,59 tỷ USD, tăng nhẹ 6,5 % về lượng và tăng mạnh 24,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành hàng lúa gạo của Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu sẽ cán đích 5 tỷ USD trong năm 2024. Nguyên nhân là nhờ có giá thành cao và nhiều thị trường trên thế giới tăng số lượng mua.

Ngành lúa gạo đặt mục tiêu xuất khẩu "hạt ngọc" của Việt Nam sẽ cán đích 5 tỷ USD trong năm nay, không chỉ bởi nhờ giá cao mà nhiều thị trường còn gia tăng số lượng mua.

Trao đổi với Tiền phong, theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, gạo Việt không chỉ bán cho nước nghèo mà dần tiến vào thị trường cao cấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu,... Những túi gạo có in thương hiệu Vietnam Rice tự tin hiện diện trên quầy kệ của các chuỗi siêu thị lớn trên toàn cầu. Hạt gạo Việt Nam được vinh danh trong nhóm gạo ngon nhất thế giới, vào thực đơn của chính khách và là sự lựa chọn của các đầu bếp nổi tiếng.

Trước đó. Trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo, với kim ngạch đạt 4,6 tỷ USD. Đây là kỷ lục kể từ năm 1989 đến nay. Giá gạo Việt Nam từng có thời điểm đạt 663 USD/tấn, cao nhất trong top các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

Bài tham khảo nguồn: AFP, The Straits Times, Customs

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020