Chuyên mục  


- Bệnh nhi 7 tuổi nhập viện vì bị đau tức ngực, khó thở và được chẩn đoán nhiễm sán lá phổi. - Sán lá phổi lây qua con đường ăn phải tôm, cua đá, ốc có nhiễm ấu trùng sán và không được nấu chín. - Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi để phòng ngừa sán lá phổi.

Nguy cơ đến từ 1 sai lầm khi ăn cua

Bác sĩ Phùng Xuân Hách, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, bệnh viện mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 7 tuổi ở Tuyên Quang được chẩn đoán mắc sán lá phổi. Theo lời chia sẻ của chị H.T.Đ, mẹ của bệnh nhi, vài tháng trước, bệnh nhi xuất hiện các triệu chứng: Đau đầu, nôn mửa nên được gia đình đưa đi khám tại bệnh viện tỉnh.

base64-17192778214981393828756-1719309021118-1719309021939394939779.jpeg

Bệnh nhi đang điều trị sán lá phổi tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (ảnh PV).

Sau đó, bệnh nhi đã được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị do nghi ngờ có tổn thương tại não. Bệnh nhi đã được chụp chiếu, làm một số xét nghiệm và phát hiện tổn thương tràn dịch màng phổi. Bệnh nhi thi thoảng có kêu tức ngực, không khó thở, bệnh nhi đã được điều trị tràn dịch màng phổi ổn định và xuất viện.

Lần vào viện này, bệnh nhi đau tức ngực, khó thở đã khám tại bệnh viện tỉnh và được chuyển tuyến xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Kết quả khám, xét nghiệm, chụp phim cho thấy bệnh nhi mắc sán lá phổi.

Chị Đ cho biết chị vô cùng bàng hoàng khi nghe thông báo con bị bệnh sán lá phổi. Chính căn bệnh này đã khiến con chị bị đau tức ngực, khó thở phải nhập viện cấp cứu. Chị Đ cũng cho biết thêm trước đó, khi ở nhà con chị có ăn cua đá nướng. Bác sĩ cho biết nguyên nhân gây bệnh có thể là do bệnh nhi đã ăn phải cua đá có nhiễm ấu trùng sán lá phổi chưa được nướng chín kỹ.

Tác nhân gây bệnh sán lá phổi

Trên thế giới có hơn 40 loài sán lá phổi, thuộc giống Paragonimus đã được báo cáo là có thể lây nhiễm cho động vật và con người. Hiện tại, Việt Nam mới chỉ phát hiện được loài P. heterotremus có thể gây bệnh sán lá phổi trên người.

Bệnh sán lá phổi thường lưu hành ở một số tỉnh phía Bắc: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn,...

176fc6f5af660c385577-1719277765387261412645-1719309022775-1719309023116546045509.jpg

Bác sĩ Phùng Xuân Hách (ảnh PV).

Chu kỳ phát triển của sán lá phổi là: Sán lá phổi đẻ trứng trong cơ thể của người nhiễm bệnh, trứng theo đờm qua họng ra ngoài hoặc theo phân ra ngoài môi trường. Nếu trứng rơi xuống nước, trứng sẽ phát triển và nở ra ấu trùng lông. Ấu trùng lông chui vào ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước, xâm nhập vào tôm, cua nước ngọt, rụng đuôi và phát triển thành ấu trùng nang ở trong thịt và phủ tạng của tôm, cua.

Người (hoặc động vật) ăn phải tôm, cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín như: cua nướng, mắm cua, uống nước cua sống thì sau khi ăn, ấu trùng sán sẽ tiến vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào phế quản rồi làm tổ ở đó.

Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng đến khi có sán trưởng thành kéo dài khoảng 5-6 tuần.

Các triệu chứng chính của bệnh sán lá phổi

Theo bác sĩ Hách, trung bình bệnh viện tiếp nhận khoảng vài chục ca sán lá phổi mỗi năm. Bệnh nhân nhiễm sán lá phổi thường có các triệu chứng như:

  • photo-1604302318155-16043023184401203730844-0-0-625-1000-crop-1604302742773188487336.jpeg

    3 người trong một gia đình suýt mất mạng vì nhiễm sán lá phổi: Cảnh báo 4 kiểu ăn cua vừa bẩn vừa độc mà rất nhiều gia đình đang mắc phải

- Ho kéo dài nhiều tháng, nhiều năm; ho tiến triển, ho từng đợt cấp tính. Ho và khạc đờm lẫn máu.

- Tức ngực, khó thở.

- Nghe phổi có ran ngáy, ran rít.

- Nếu sán ở trong màng phổi, chúng sẽ gây tràn dịch màng phổi. Lúc này người bệnh có thể xuất hiện hội chứng 3 giảm khi bị tràn dịch màng phổi (giảm âm khi nghe phổi, giảm rung thanh, gõ đục).

- Đối với những trường hợp sán khu trú ở phủ tạng khác, các triệu chứng lâm sàng có thể diễn biến phức tạp tùy theo phủ tạng mà sán ký sinh.

Bệnh nhân nhiễm sán lá phổi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng nặng nề tại phổi. Tuy nhiên, các dấu hiệu như ho, đau tức ngực thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản ... Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng này thì họ đã có tổn thương tại phổi.

Phòng bệnh sán lá phổi

Để phòng ngừa bệnh sán lá phổi, chuyên gia y tế khuyến cáo người dân:

- Không ăn cua hoặc tôm chưa nấu chín.

- Quản lý chất thải như đờm, phân hoặc dịch màng phổi, giữ vệ sinh môi trường.

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trong cộng đồng: Ăn chín, uống chín, không ăn cua, tôm chưa nấu chín.

- Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, mọi người nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020