Chuyên mục  


kaieteur-falls-potaro-siparuni-1719761660298-1719761661251574932540.jpg

Guyana, quốc gia Nam Mỹ nghèo khó, từng bị thế giới phớt lờ, đã nổi lên như một nhà sản xuất dầu lớn trên toàn cầu sau khi Exxon thực hiện một loạt phát hiện lớn tại vùng lãnh hải của họ.

Kể từ khi bắt đầu sản xuất dầu vào năm 2019, Guyana đang “mát mặt” nhờ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng lên mức kỷ lục.

Chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi đại dịch Covid 19 khởi phát, quy mô nền kinh tế đã tăng gấp hơn 3 lần, đạt mức tăng trưởng GDP hàng năm đạt 2 con số - thường ở mức trên 40%.

Khi sản lượng dầu tăng, Guyana dự kiến hưởng mức tăng trưởng còn ấn tượng hơn nữa.

Sau chuyến chở đầu đầu tiên từ tàu lưu trữ và dỡ hàng Liza-1 của Exxon vào tháng 12/2019, sản lượng dầu của Guyana đã tăng vọt – gấp 9 lần từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2024.

Theo dữ liệu từ Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Guyana, quốc gia Nam Mỹ nhỏ bé này hiện vận chuyển 654.270 thùng dầu thô mỗi ngày, khiến họ trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ 5 tại Nam Mỹ. Sản lượng được cho tiếp tục tăng ở mức ổn định cho đến giữa những năm 2030 với sản lượng chủ lực đến từ lô Stabroek – nơi được cho chứa 11 tỷ thùng dầu.

Sau khi đưa 3 dự án vào hoạt động tại lô Stabroek từ năm 2019, Exxon thông báo hồi tháng 4/2024 rằng họ đang tiến hành dự án thứ 6 với tổng trị giá 12,7 tỷ USD.

Chuyến dầu đầu tiên của dự án này sẽ vận hành vào năm 2027, bổ sung 250.000 thùng dầu mỗi ngày vào sản lượng hiện có. Tập đoàn này cũng vừa phê duyệt dự án mới trị giá 7 tỷ USD, công suất 180.000 thùng dầu/ngày để đi vào hoạt động trong năm 2029.

lizad-scaled-1719761662058-17197616622811028120641.jpg

Với đà này, sản lượng dầu mỏ của Guyana dự báo sẽ vượt 1,5 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2030, được quốc gia thuộc địa cũ của Anh này thành nhà sản xuất lớn thứ 2 ở Nam Mỹ, sau Brazil và lớn thứ 14 toàn cầu.

Sản lượng tăng nhanh mang lại vận may kinh tế cho một quốc gia từng được đánh giá là tồi tệ nhất ở Nam Mỹ. Theo S&P Global, Guyana sẽ nằm trong số 15 quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vào giữa những năm 2030 với ngành xuất khẩu dầu mỏ chiếm 90% GDP vào cuối thập kỷ này.

Vì những lý do này, IMF kỳ vọng nền kinh tế Guyana sẽ tăng trưởng ở mức đáng kinh ngạc 33,9% trong năm 2024 và sau đó là 18,7% năm 2025. Trước đó vào năm 2023, mức tăng trưởng ghi nhận là 33%, GDP đạt 17 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 21.470 USD. Điều này giúp Guyana thành quốc gia tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới.

Từ một trong những nền kinh tế nhỏ nhất Nam Mỹ, Guyana kết thúc năm 2023 với tư cách là quốc gia giàu thứ 2 khu vực tính theo thu nhập bình quân đầu người, chỉ sau Uruguay. Mức tăng trưởng dự kiến 33,9% năm 2024 sẽ đưa Guyana thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Nếu mục tiêu này đạt được, GDP của quốc gia này sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 21 tỷ USD, tương đương thu nhập bình quân đầu người đạt 26.590 USD. Khi đó, thu nhập bình quân đầu người của họ sẽ vượt Uruguay.

IMF dự đoán GDP của Guyana có thể đạt 31 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.

Guyana, tên chính thức Cộng hòa Hợp tác Guyana, là quốc gia duy nhất thuộc Khối thịnh vượng chung Anh nằm trên lục địa Nam Mỹ. Nước này ở phía bắc xích đạo trong vùng nhiệt đới và nằm trên Đại Tây Dương. Guyana có biên giới phía đông với Suriname, phía nam và tây nam với Brasil và phía tây với Venezuela. Guyana là nước duy nhất tại Nam Mỹ có ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và là một trong hai nước còn lại trên lục địa châu Mỹ vẫn áp dụng giao thông bên trái .

Guyana là một từ Amerindian có nghĩa "Vùng đất nhiều nước". Nước này có đặc trưng là những khu rừng nhiệt đới rộng lớn bị chia cắt bởi nhiều con sông, lạch và thác nước, nổi tiếng nhất là Thác Kaieteur trên Sông Potaro.

Nước này có diện tích 214.970 km2 - hạng 85 thế giới, dân số xấp xỉ 800.000 người - bằng khoảng 1/10 so với thủ đô Hà Nội (8,2 triệu người, tính đến tháng 2/2022), GDP năm 2021 đạt hơn 18,3 tỷ USD.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020