Chuyên mục  


Ngứa da nhiều tháng, người phụ nữ được chẩn đoán tiểu đường

Không có triệu chứng nào khác ngoài ngứa da, cô Yang, 52 tuổi (Quảng Châu, Trung Quốc), kể với bác sĩ rằng tình trạng này của mình kéo dài 2 tháng, đã đi gặp bác sĩ da liễu vài lần. Một số bác sĩ cho biết đó là bệnh viêm da dị ứng, một số nói đó là viêm da cơ địa. Các đơn thuốc đều dừng lại ở việc điều trị triệu chứng chứ không tìm được nguyên nhân gốc rễ để "diệt tận gốc". Sau khi ngừng thuốc, các triệu chứng lại xuất hiện.

ngua-da1-17194617840791294918908.jpg

Không có triệu chứng nào khác ngoài ngứa da, cô Yang vẫn được chẩn đoán tiểu đường sau khi làm xét nghiệm máu. (Ảnh minh họa)

Ngoài ngứa da, cô Yang tiết lộ với bác sĩ, cô sút cân rất nhiều trong 2 tháng qua. Cô cho rằng, tình trạng ngứa da đã khiến mình gặp quá nhiều phiền toái, dẫn đến ăn không ngon, ngủ không yên.

  • b-17193193239341192244200-128-0-324-313-crop-17193193358391927672997.jpg

    Blogger 38 tuổi qua đời vì ung thư: Bộ phận thường bị bỏ qua nhưng lại là "Vua trong thế giới ung thư"

Một vết ngứa nhỏ trên da kéo dài 2 tháng mà không thuyên giảm. Bác sĩ cảm thấy vấn đề không đơn giản chỉ là viêm da dị ứng. Theo gợi ý của bác sĩ, cô Yang lần đầu tiên đi xét nghiệm máu, mặc dù chỉ là xét nghiệm định kỳ nhưng vấn đề đã nhanh chóng được phát hiện. 

Bác sĩ cho biết, lượng đường trong máu lúc đói của cô Yang cao tới 14mmoL/L. Trong khi bệnh tiểu đường type 2 được chẩn đoán nếu ở ngưỡng 7 mmoL/L.

Cô Yang vô cùng bất ngờ. Tại sao lượng đường trong máu của mình lại cao đến thế mà cơ thể không có triệu chứng gì? Cô có vẻ không tin vào kết quả xét nghiệm nhưng bác sĩ khẳng định, cô có dấu hiệu rõ ràng. Đó là sút cân, ngứa da - dấu hiệu của bệnh tiểu đường nhưng nhiều người bỏ qua.

ngua-da2-17194617841351020533460.jpg

Sút cân dù không cố gắng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)

Trong mắt nhiều người, triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường thường được cảnh báo với "3 nhiều" (ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều), "1 ít" (giảm cân dù không cố gắng). Nhưng trên thực tế, không phải bệnh nhân tiểu đường nào cũng có những triệu chứng điển hình như vậy.

Một số bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn không gặp những triệu chứng này hoặc chỉ gặp các triệu chứng của biến chứng bệnh như mờ mắt, tê chân tay, sưng chân hoặc giảm lượng nước tiểu. Họ vô tình phát hiện ra mình mắc bệnh tiểu đường khi đến khám bác sĩ.

Tại sao bệnh tiểu đường gây ngứa da? Ngứa trong những trường hợp nào cảnh báo bệnh tiểu đường?

1. Ngứa bàn chân

Theo BS đa khoa Nguyễn Xuân Quang (Học viện Quân y), nếu bạn bị ngứa ở bàn chân kéo dài, hãy cảnh giác với bệnh tiểu đường. Khi nói đến những thay đổi ở bàn chân do bệnh tiểu đường, điều đầu tiên bạn nghĩ đến chính là vết loét. Vậy bạn có biết tại sao ngay cả một vết thương nhỏ ở bàn chân của bệnh nhân tiểu đường cũng không bao giờ lành được không?

ngua-da3-1719461784171511426051.jpg

Nếu bạn bị ngứa ở bàn chân kéo dài, hãy cảnh giác với bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao dẫn đến khả năng miễn dịch giảm, khả năng miễn dịch của da cũng sẽ giảm. Ngay cả một vết thương nhỏ cũng sẽ bị nhiều vi khuẩn tấn công. Hãy nghĩ xem, dưới tác động của vi khuẩn, vết thương làm sao có thể lành lại được?

Tương tự như vậy, bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm nấm ở cả hai chân do khả năng miễn dịch suy giảm. Nhiễm nấm có thể gây ngứa da bàn chân. Biểu hiện rõ hơn vào những ngày ẩm ướt, mưa nhiều, móng chân dễ bạc màu.

Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên ở bàn chân. Sau khi bị, ngoài cảm giác tê bì, bệnh nhân còn có thể có cảm giác như bị kiến cắn, rất ngứa ngáy.

2. Ngứa da khắp cơ thể, trừ bàn chân

Không phải bệnh nhân tiểu đường nào cũng sẽ bị ngứa bàn chân. Một số người không bị ngứa và không bị nhiễm nấm ở bàn chân. Ngoại trừ bàn chân thì bạn thấy ngứa rõ rệt ở bất cứ vùng nào khác trên cơ thể, hãy cảnh giác bệnh tiểu đường.

ngua-da4-1719461784175274472422.jpg

Tỷ lệ mắc bệnh ngứa da ở bệnh nhân tiểu đường là 7-43%, cao gấp 2,7 lần so với bệnh nhân không mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)

Bệnh nhân tiểu đường sẽ có glucose trong nước tiểu do lượng đường trong máu cao, dẫn đến hiện tượng lợi tiểu thẩm thấu. Nếu lượng nước tiểu thải ra quá nhiều, bệnh nhân tiểu đường sẽ bị mất nước, da càng khô thì càng dễ ngứa. Điều này cũng giống như việc tắm nước nóng quá nhiều vào mùa đông sẽ khiến da bị ngứa nhiều hơn.

Ngoài ra, da còn là rào cản đầu tiên của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật bên ngoài. Khi khả năng miễn dịch giảm, da dễ bị nhiễm vi khuẩn hơn. Điều này cũng có thể dẫn đến ngứa da.

Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ngứa da ở bệnh nhân tiểu đường là 7-43%, cao gấp 2,7 lần so với bệnh nhân không mắc bệnh tiểu đường.

Nhiều bệnh nhân tiểu đường có thể không có các triệu chứng điển hình của "3 nhiều, 1 ít", nhưng ngứa da là triệu chứng đầu tiên. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, mọi người không nên nghĩ đơn giản là viêm da dị ứng... Hãy đi thực hiện xét nghiệm máu, kiểm tra lượng đường trong máu để có chẩn đoán bệnh chính xác, kịp thời.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020