Chuyên mục  


Tháng 11/2022, một bé trai sơ sinh chào đời ở Sơn La với khuôn mặt bị biến dạng, không tự bú mẹ được. Tình trạng dị tật khe hở sọ mặt phức tạp có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt và mù lòa cho bé nếu không phẫu thuật can thiệp. Nguyên nhân được chẩn đoán là do người mẹ mắc cúm vào tháng thứ 2 của thai kỳ.

BV Đa khoa Tâm Anh TP HCM từng ghi nhận một trường hợp thai phụ N.T.L (30 tuổi, Phú Nhuận) gặp biến chứng viêm phổi, dẫn đến suy hô hấp phải thở máy. Trường hợp đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Sau 4 ngày điều trị tích cực, hiện tình hình của thai phụ đã ổn định.

photo-1-1697862258402963376905-1697898209139-1697898210067633571229-1697942791668-16979427920001632188944.png

Thai phụ có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm. Nguồn: babycentre

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, do hệ miễn dịch suy yếu tự nhiên khi mang thai, thai phụ có nguy cơ đối mặt nhiều biến chứng khi mắc cúm, ảnh hưởng đa cơ quan và sự phát triển của thai nhi. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như sau:

Viêm phổi

Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm hàng đầu khi phụ nữ mang thai nhiễm virus cúm. Vì khi mang thai, người mẹ phải nuôi bào thai nên nhu cầu oxy cũng cao hơn người bình thường. Thai phụ còn có tình trạng giữ nước trong cơ thể gây phù nề, phù niêm mạc đường hô hấp trên khiến nguy cơ trở nặng tăng cao khi thai phụ bị viêm phổi. Các tình trạng trở nặng có thể khiến thai phụ phải thở máy, dùng kháng sinh liều cao, chạy ECMO... ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của mẹ và bé.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp tính có thể xảy ra khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng do virus. Đặc biệt khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm tấn công gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến viêm tai mãn tính gây viêm xương chũm cấp, giảm thính lực, thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt… Nếu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, việc điều trị bằng kháng sinh còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Nhiễm trùng máu

Khi tình trạng viêm phổi do cúm ở phụ nữ mang thai diễn tiến nặng, các vi khuẩn ở các ổ nhiễm khuẩn có thể tấn công vào máu, gây ra nhiễm trùng máu. Đây là căn bệnh cấp tính tiềm ẩn những mối lo ngại như suy gan, suy thận, suy hô hấp, sảy thai, sinh non…

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có đến 30 triệu người lớn bị nhiễm trùng máu từ tất cả các nguyên nhân. Trong đó, 6 triệu người lớn và 500.000 trẻ sơ sinh tử vong vì tình trạng nhiễm trùng này.

Sảy thai

Mắc cúm khi mang thai có thể làm tăng rủi ro sảy thai, thai chết lưu và sinh non (chuyển dạ trước 37 tuần). Quá trình mang thai vốn đã gây căng thẳng lên tim, phổi và làm giảm hệ thống miễn dịch của thai phụ, kết hợp với triệu chứng sốt cao và độc tính của virus cúm có thể gia tăng kích thích, gây co bóp tử cung. Bên cạnh đó, biến chứng sảy thai khi bà bầu mắc cúm còn được lý giải là do tác động của phản ứng viêm xảy ra ở mô bào thai và màng rụng - nơi trứng thụ tinh làm tổ trong nội mạc thân tử cung và nội mạc tử cung khi nhiễm virus cúm.

Dị tật thai nhi

Bị cúm khi đang mang thai có thể khiến em bé mang những dị tật bẩm sinh ở não, cột sống hoặc tim lúc chào đời như dị tật ống thần kinh, hở hàm ếch, đục thủy tinh thể…, cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ.

Để phòng ngừa mắc cúm khi mang thai, thai phụ cần chú ý vệ sinh, ăn uống và tiêm ngừa đầy đủ. Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, tiêm vắc xin cúm là giải pháp quan trọng nhất để bảo vệ khỏi cúm và các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Một nghiên cứu do CDC Mỹ chủ trì tiến hành nghiên cứu trên 2 triệu ca mang thai (18 đến 50 tuổi) giai đoạn từ năm 2010 đến 2016 trên 5 khu vực ở 4 quốc gia gồm Mỹ, Canada, Úc, Israel qua 25 mùa cúm công bố vào năm 2018 cho thấy 84% ca mang thai trùng với mùa cúm. Việc tiêm phòng cúm giúp giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm ở thai phụ. Trước đó, một nghiên cứu từ 2013 tại 2 bang ở Mỹ cũng cho thấy trong mùa cúm 2010-2011 và 2011-2012, tiêm phòng cúm đã làm giảm khoảng 50% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do cúm ở người mang thai.

photo-1-16978622595272075970070-1697898233253-16978982335041500580208-1697942792604-1697942792727948915112.png

Tiêm cúm khi mẹ mang thai còn giúp bảo vệ bé sau sinh. Nguồn: CDC Mỹ

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra phụ nữ mang thai tiêm vắc xin cúm cũng giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh cúm trong vài tháng đầu sau khi sinh, đặc biệt là trong thời gian trẻ chưa đủ tháng tuổi để tiêm vắc xin.

Vắc xin phòng cúm có thể tiêm phòng trước và trong khi mang thai. Vắc xin có thể tiêm sau 3 tháng đầu thai kỳ hoặc trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. "Thời điểm tiêm tốt nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Vắc xin phòng cúm được điều chế từ những virus đã chết nên an toàn với mẹ bầu và thai nhi", bác sĩ Chính cho biết.

Hiện Hệ thống tiêm chủng VNVC đang cung cấp hơn 40 loại vaccine cho gần 50 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em và người lớn. Trong đó, vắc xin cúm Tứ giá thế hệ mới phòng được 4 chủng virus cúm A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria, B/Yamagata. Vắc xin tiểu đơn vị chỉ chứa kháng nguyên bề mặt virus với tính sinh miễn dịch tốt và ít gây phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau tại nơi tiêm… Tất cả vắc xin đều được bảo quản an toàn, chất lượng cao trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP và hệ thống dây chuyền lạnh (cold chain) khép kín.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020