Chuyên mục  


17-10-vhgt-sach-17291311246042131631279.jpg

Sách Thương học phương châm - Ảnh: HỒ LAM

Sách Thương học phương châm của Ôn Như Lương Văn Can xuất bản lần đầu năm 1928. 

Đây được xem là tác phẩm đầu tiên viết về thương học, việc kinh doanh của người Việt cho tới ngày nay. 

Đến 37 năm sau, Nguyễn Hiến Lê mới viết quyển sách về cùng chủ đề mang tên Tổ chức công việc làm ăn (1964).

Hơn 20 năm ở nửa sau cuộc đời, Lương Văn Can có những hoạt động văn hóa giáo dục lẫn cách mạng cực kỳ sôi nổi. 

Như việc ông cùng các bạn đồng chí hướng Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu sáng lập Trường Đông Kinh Nghĩa Thục và đứng ra nhận lãnh công việc quản lý tiền bạc của nhà trường.

Lương Văn Can chia sẻ trong sách: "Nhìn vào thực tế, ở thời buổi thế giới cạnh tranh này, cứ xem trình độ buôn bán một nước nào cao hay thấp, rộng hay hẹp thời xét được dân ấy giàu hay nghèo, văn hay dã.

Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há nên coi thường, xem khinh được sao".

Không chỉ đề cao vai trò của thương mại, Lương Văn Can còn chỉ ra mười hạn chế mà thương nhân Việt cần phải nhìn nhận trong tác phẩm. 

Đó là việc không có thương phẩm, thương hội, thương học, tin thực; không kiên tâm; không nghị lực; không biết trọng nghề; kém đường giao thiệp; không biết tiết kiệm; khinh nội hóa.

Theo ông, đây là những nhược điểm lớn khiến cho các nhà buôn thời bấy giờ khó mà phát triển bền vững và là cái bệnh độc hại phải tìm phương mà cứu chữa. 

Lương Văn Can cho rằng người buôn bán phải trau dồi tư cách cho trọn vẹn:

"Nếu ta biết giữ lòng thành thực để làm cái cốt tử vững vàng, có kiên tâm nghị lực để gây lấy sức mạnh cho sự buôn, lại biết trông gương người các nước trọng sự buôn mà chuyên tâm tận lực về nghề buôn. 

Lại khôn ngoan giao thiệp, cần kiệm ăn tiêu, đừng theo thói quen xa xỉ số tiền thu vào không bù được số tiền tiêu phí thì dẫu nhà buôn ta chưa thi sức đua lại với các nước phú cường được nhưng cũng có thể bởi đó mà khởi sắc dần dần...".

Từ những kinh nghiệm thực tiễn, Lương Văn Can đã viết quyển Thương học phương châm bàn về ba yếu tố chính: thương học (khoa học kinh doanh), thương đức (đạo đức kinh doanh) và thương tài (năng lực kinh doanh) trong lĩnh vực thương nghiệp ở nước ta. Trong đó thương đức được đặt lên hàng đầu.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020