Chuyên mục  


4490479987803892974117448966983674211167641n-1719129341772882413724.jpg4490153477803892674117477605552739574378760n-1719129348269148089738.jpg4490354567803892907450785793260099682572025n-1719129351814644888729.jpg

Phở, miến gà Kỳ Đồng tiếp tục có tên trong danh mục Bib Gourmand năm nay - Ảnh: Saigoneer

Trong hạng mục Bib Gourmand 2024 (dành cho những cơ sở ăn ngon mà giá cả phải chăng) mà Michelin Guide công bố mới đây, ở TP.HCM, trong 24 cơ sở có tới 8 quán phở.

Điều này khiến một bộ phận thực khách không đồng tình và phật ý; bởi theo họ, phở không phải là món ăn đặc trưng của TP.HCM.

Các thẩm định viên Michelin "biết mỗi phở hay sao á?"

Xem danh sách các cơ sở có tên trong hạng mục Bib Gourmand 2024, có thể thấy món phở dường như được các thẩm định viên ẩn danh của Michelin yêu thích và ưu ái đặc biệt.

Ở Hà Nội, trong 18 cơ sở thì có 5 quán phở, gồm phở 10 Lý Quốc Sư (Hoàn Kiếm), phở bò Ấu Triệu, phở gà Nguyệt, phở gia truyền (Hoàn Kiếm) và phở Khôi Hói.

Trong 24 cơ sở TP.HCM, có tới 8 quán phở gồm: phở Chào, phở Hòa Pasteur, phở Hoàng, phở Hương Bình, phở Lệ (quận 5), phở Minh, phở Phượng và phở miến gà Kỳ Đồng.

"Không phải quê hương của phở nhưng Sài Gòn lại có tới 8 quán phở được Michelin Guide đưa vào hạng mục Bib Gourmand", bạn Hà Phan viết trên trang Facebook cá nhân của mình.

z5566564401103919f8c1ded2e8728b9be085e427b1a3f-171913958462136862671.jpg

Phở Hoàng trên đường Nguyễn Tri Phương

Bình luận dưới bài đăng trên fanpage Michelin Guide, bạn Duy Lợi đặt câu hỏi: "Toàn phở?".

Bạn Lan Anh Đình cho rằng "không thấy sự đa dạng nào ở đây ngoài phở"; còn bạn Nguyên Nguyên thì nói các thẩm định viên của Michelin Guide "biết mỗi phở hay sao á".

Một số người khác "phật ý" vì trong danh sách này hiếm các cơ sở cơm tấm, hủ tiếu… trong khi đây mới là những món ăn đặc trưng của Sài Gòn.

Bên cạnh những người chê, cũng có những người tỏ ra hào hứng "sẽ rủ bạn đi ăn hết list (danh sách)". "Ăn theo khẩu vị, bạn khen, tôi chê hoặc ngược lại. Mọi thống kê đều vô nghĩa", một người khác bình luận.

2413719951022038155580814328986463605890974n-17191298165831057171450.jpg2425870491019773422473951207790346728248373n-1719129808166960839019.jpg2422768581019773255807302226072594663539721n-1719129812447559711988.jpg

Phở Hương Bình là tên gọi ngày nay của phở gà Hiền Vương (1975) - Ảnh: FBNH

"Michelin chú trọng tính tổng thể"

TP.HCM có phải quê hương của phở đâu mà Michelin Guide chọn tới 8 quán phở trên tổng số 24 cơ sở?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Chiêm Thành Long - phó chủ tịch Hiệp hội ẩm thực Việt Nam, cho rằng Michelin có những tiêu chí xét riêng của họ. Những cơ sở này đạt tiêu chí mà họ đưa ra.

"Họ không quan trọng tính vùng miền mà chú trọng tính tổng thể", chuyên gia này phát biểu.

Ông nói thêm: "Người Việt hay lấy tính truyền thống, vùng miền để soi xét nhưng với người nước ngoài, cảm nhận của họ về món ăn khác với cảm nhận của người Việt chúng ta. 

Hơn nữa, dù món phở có nguồn gốc từ miền Bắc nhưng nói cho cùng, nó cũng là món ăn của người Việt, là đặc sản của người Việt".

Theo đại diện Hiệp hội ẩm thực Việt Nam, sự có mặt của Michelin Guide một năm vừa qua đã có những tác động không thể phủ nhận với ẩm thực Việt Nam.

Trước đó, Việt Nam chưa biết khái niệm Bib Gourmand 2024 hay Sao Michelin là gì. Hiện nhiều cơ sở ăn uống cố gắng có tên trong các hạng mục của Michelin nên đã cải thiện chất lượng món ăn cũng như thái độ phục vụ.

"Tôi nghĩ sự chuyển biến này là điều tích cực với chúng ta", ông đánh giá.

2450434575216036292223234092518532553340662n-1719139307305196421896.jpg

Phở Lệ - 1 trong 8 cơ sở có tên trong hạng mục Bib Gourmand - Ảnh: FBNH

Tuy nhiên theo ông Long, Michelin Guide cũng nên "minh bạch hơn". Khi công bố danh sách xét giải cũng nên nói rõ vì sao những cơ sở đó đạt tiêu chí, tránh những ồn ào không đáng có.

Tại sao người ta luôn dành sự quan tâm lẫn thảo luận một cách đặc biệt về ẩm thực?

Nói với Tuổi Trẻ Online, ông Chiêm Thành Long lý giải, ai cũng phải ăn. Thậm chí, có người còn ví von: "Con đường đến trái tim của một người đàn ông là thông qua dạ dày của anh ấy". Để thấy "sự ăn lúc nào cũng quan trọng, ai cũng quan tâm tới nó".

Hai là, ẩm thực mang tính văn hóa, vô hình trung tạo ra sự cạnh tranh mang tính vùng miền.

Bàn luận, thậm chí tranh luận rất gay gắt, âu cũng dễ hiểu, là chuyện thường tình. Tôi nghĩ, sự 'ganh đua' này làm tốt hơn, hấp dẫn hơn cho ẩm thực nước ta.
1-2cd21baoanh3112013154455176-17191392241551552109060.jpgÔng Chiêm Thành Long

Theo ông Long, hiện ẩm thực Việt Nam phát triển thấy rõ và nhanh. Ở các cuộc thi quốc tế, ẩm thực của chúng ta đạt nhiều giải cao. Ở khu vực châu Á, ẩm thực Việt Nam là một "đối thủ đáng gờm". 

Không phải lần đầu ồn ào

Năm ngoái, danh sách các cơ sở ăn uống được Michelin Guide tuyển cũng gây ra nhiều tranh cãi.

Trả lời truyền thông khi đó, ông Gwendal Poullennec - giám đốc quốc tế của Michelin Guide - nói không quá quan tâm việc tranh cãi bởi tổ chức này luôn cố gắng đánh giá độc lập, minh bạch nhất.

Theo ông, từ năm 1900 tới nay, Michelin Guide đã đi qua hơn 40 nước, luôn giữ vững quy trình hoàn toàn riêng biệt, độc lập, kỹ lưỡng, chi tiết khi đánh giá các nhà hàng.

Sự đánh giá được đưa ra từ thẩm định trực tiếp của các thẩm định viên Michelin ẩn danh. Họ là những người có kinh nghiệm về nhà hàng, ẩm thực, nấu ăn và có niềm đam mê chung là ẩm thực.

Để đánh giá các nhà hàng Việt Nam, họ đều được đào tạo kiến thức ẩm thực Việt, được trải nghiệm đủ lâu để hiểu rõ.

Kết quả thẩm định được rút ra từ một tập thể chứ không phải một người.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020