Chuyên mục  


india-1719661716365-1719661717103809625369.jpg

Món cà ri mà không có hành tây sẽ bị nhiều người Ấn Độ coi là xúc phạm ẩm thực.

Vì vậy, ngay cả một sự thay đổi nhỏ về giá của loại củ này cũng sớm trở thành chủ đề bàn luận trên bàn ăn của hàng trăm triệu người dân nước này. Và thực tế này đã diễn ra trong suốt một năm qua.

Theo Ủy ban Thị trường Sản phẩm Nông nghiệp Lasalgaon – chợ bán buôn hành tây lớn nhất Ấn Độ, giá hành sống đã tăng 165% trong năm qua. Giá các loại rau củ khác cũng tăng, chẳng hạn như cà chua với giá tăng gấp đôi so với năm ngoái.

Thời tiết xấu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Hạn hán năm ngoái và đợt nắng nóng gay gắt hiện tại đã làm gián đoạn nguồn cung thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc và rau quả.

Nhiệt độ ở nhiều vùng tại Ấn Độ cao hơn khoảng 4-9 độ C so với mức trung bình vào thời điểm này mọi năm. Nhiệt độ cao đã làm hỏng một lượng lớn rau mới thu hoạch và bảo quản, đồng thời có nguy cơ gây gián đoạn việc trồng vụ mới.

Giá thực phẩm – tăng 8,7% trong tháng 4 và tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm gần một nửa giỏ hàng hóa tiêu dùng. Giá thực phẩm tăng mạnh dẫn đến lạm phát cao hơn mục tiêu 4% của ngân hàng trung ương, khiến cơ quan này không thể cắt giảm lãi suất.

“Nền kinh tế Ấn Độ vẫn là con tin của những cú sốc giá lương thực”, Michael Patra, phó thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, phát biểu tại cuộc họp chính sách tiền tệ mới nhất. “Giá lương thực đang kìm hãm mọi khả năng điều chỉnh chính sách tiền tệ”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, Jayanth Varma, thành viên của ủy ban chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, cho rằng duy trì lãi suất ở mức cao đang là “một sự hy sinh tăng trưởng không thể chấp nhận được”.

Nỗi lo thể hiện rõ trong tuần này khi chính phủ Ấn Độ công bố các hạn chế đối với thương nhân dự trữ lúa mì.

“Việc áp đặt mức trần dự trữ giạo chỉ là một biên pháp. Chúng tôi có nhiều công cụ khác để đảm bảo giá lúa mì không tăng bất thường”, Bộ trưởng Thực phẩm Sanjeev Chopra cho biết, đồng thời nhấn mạnh trong nước không thiếu lúa mì.

Chính phủ cũng có thể xóa bỏ thuế nhập khẩu – hiện đang ở mức 40% đối với lúa mì – để giữ giá ở mức thấp. Việc giảm thuế sẽ giúp Ấn Độ có nguồn nhập khẩu ngũ cốc rẻ hơn và giảm chi phí, nhưng cũng sẽ làm giảm lợi nhuận của nông dân trong nước.

Nhưng thay vì đó, chính phủ đã tăng giá gạo, sẵn sàng trả nông dân thêm 5,4% lên khoảng 275 USD/tấn gạo. Gạo sau đó được trao miễn phí cho các gia đình thu nhập thấp – một phần của chương trình hỗ trợ lương thực lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, áp lực chi phí khó có thể giảm bớt do thời điều kiện thời tiết không thuận lợi. Tuần này, ít nhất 200.000 người đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở vùng đông bắc Ấn Độ, nơi trồng lúa chính.

Dẫu vậy, lạm phát và lãi suất cao dường như không ngăn cản được các công ty hay nhà đầu tư.

James Thom, giám đốc quỹ của quỹ abrdn New India Investment Trust, cho biết các công ty Ấn Độ, ngay cả khi lạm phát ở mức 6%, hầu như không bận tâm vì tốc độ tăng trưởng của họ cao gấp đôi hoặc hơn thế nữa. Họ đã quen với việc kinh doanh ở mức lạm phát đó trong nhiều thập kỷ.” “Đó chỉ là chuyện bình thường thôi”, ông nói thêm.

Ấn Độ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với GDP 2023 tăng 8,2%.

Hành tây là loại thực phẩm được sử dụng chủ yếu hầu hết trên thế giới và là loại rau củ được tiêu thụ nhiều nhất chỉ sau cà chua. Khoảng 106 triệu tấn hành tây được sản xuất mỗi năm, gần bằng số lượng cà rốt, củ cải, ớt và tỏi cộng lại. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu CRISIL, Ấn Độ là nước sản xuất hành tây lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc, và là nước xuất khẩu hành tây lớn nhất thế giới khi chiếm hơn 12% kim ngạch thương mại toàn cầu của mặt hàng này.

Theo CNBC

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020