Chuyên mục  


usd-1719882164718-1719882165228261201692.jpg

Bài viết thể hiện quan điểm của Barry Eichengreen – Giáo sư kinh tế và khoa học chính trị tại Đại học California, Berkeley.

Số phận của đồng đô la phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 này.

Đồng đô la mạnh lên trong những năm gần đây vì Tổng thống Joe Biden đã khởi xướng gói kích thích tài chính mạnh mẽ, đồng thời cho phép Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất để đối phó với lạm phát. Sự kết hợp giữa chính sách tài khóa lỏng lẻo và tiền tệ thắt chặt đã tạo nên một đồng tiền mạnh.

Nhưng với mức thâm hụt ngân sách tăng cao và nợ công tăng lên đến mức đáng báo động, ông Biden, nếu tái đắc cử, có thể sẽ ít dư địa tài chính hơn để thực hiện các kế hoạch tiếp theo. Trong khi đó, Fed sẽ có thể hạ lãi suất chính sách khi lạm phát giảm. Kết hợp hai điều này lại, triển vọng đồng đô la có thể ít tích cực hơn.

Nhưng chính quyền Tổng thống Biden cùng các đồng minh đã áp đặt lệnh trừng phạt tài chính đối với Nga. Do đó, việc vũ khí hóa đồng đô la của Mỹ cũng không khiến việc đa dạng hóa tài sản dự trữ toàn cầu hay phi đô la hóa mạnh mẽ đến mức có thể làm suy yếu đồng bạc xanh. Hợp tác giữa Mỹ và đồng minh có thể khiến các quốc gia khác có khả năng bị trừng phạt khó xoay sở.

Trong trường hợp ông Donald Trump tái đắc cử , tương lai của đồng bạc xanh trở nên khó dự đoán hơn. Theo nhà phân tích của Citi, đồng đô la đã tăng khoảng 5% sau chiến thắng của ông Trump vào năm 2016. Đồng tiền này cũng đã giảm 5% khi ông thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020. Theo dòng lịch sử này, có ý kiến cho rằng chiến thắng của Trump vào năm 2024 sẽ một lần nữa khiến đồng đô la mạnh hơn.

Ông Trump có thể đang lên kế hoạch cắt giảm thuế nhiều hơn cho doanh nghiệp và người giàu. Ông cũng thể ít bận tâm đến nợ và thâm hụt, từ đó chính sách tài khóa mở rộng có thể có lợi cho đồng đô la.

Tương tự, các mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu cũng có khả năng hỗ trợ đồng đô la. Thuế quan làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn và khiến người tiêu dùng chuyển sang hàng nội địa, từ đó đẩy giá cả lên cao. Fed có khả năng ứng phó với tình trạng lạm phát phát sinh bằng cách tăng lãi suất một lần nữa, và điều này sẽ củng cố đồng đô la. Tỷ giá đồng đô la mạnh hơn sẽ làm cho giá nhập khẩu giảm trở lại và phần nào giúp ngân hàng trung ương đạt được mục tiêu giảm phát.

Nhưng vẫn có những kịch bản khác. Tự nhận mình là người thích lãi suất thấp, ông Trump có thể gây áp lực buộc Fed không tăng lãi suất. Kết quả là lạm phát kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đồng đô la. Các cố vấn của Trump đã đề xuất thay đổi một số cơ chế nhằm yêu cầu Fed tham khảo ý kiến hoặc thậm chí nhận lệnh hành pháp từ tổng thống. Trong bất cứ trường hợp nào, đến tháng 5/2026, ông Trump – nếu lúc đó là tổng thống, sẽ có lựa chọn đơn giản là đề cử một chủ tịch Fed dễ thuyết phục hơn để thay ông Powell.

Theo FT

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020