Chuyên mục  


PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết như trên trong bối cảnh thời tiết miền Bắc chuyển mùa từ hạ sang thu, mưa bão gây ẩm ướt. Ông giải thích môi trường ảnh hưởng lớn tới sức khỏe trẻ nhỏ. Môi trường thay đổi đột ngột, chênh lệch ngày và đêm lớn khiến trẻ chưa kịp thích nghi, dẫn tới dễ mắc bệnh.

Hơn 40 năm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa, bác sĩ Dũng ghi nhận trẻ thường mắc các bệnh tiêu chảy do virus rota, noro, adeno... khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh.

Minh họa trẻ mắc bệnh tiêu chảy. Ảnh: Vecteezy

Theo PGS Dũng, trẻ mắc tiêu chảy khi không điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách, sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển cơ thể và trí tuệ. Biến chứng phổ biến của tiêu chảy gồm rối loạn tiêu hóa kéo dài, mất nước và điện giải, tăng nguy cơ tử vong và có thể suy dinh dưỡng.

"Nếu được chăm sóc tốt thì có thể khỏi ngay", PGS Dũng nói.

Chuyên gia nhi khoa lưu ý để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ khi giao mùa, gia đình cần tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mỗi gia đình, nhà trường phải có nhà vệ sinh đạt chuẩn, tránh tình trạng đi tiêu bừa bãi; cho trẻ sử dụng vaccine trong chương trình Tiêm chủng mở rộng khi đến lịch.

Nhằm hạn chế ảnh hưởng sức khỏe của bệnh tiêu chảy đối với trẻ, gia đình còn cần xử trí đúng khi con mắc bệnh, tránh chữa bệnh theo mẹo hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ. Khi trẻ bị tiêu chảy, cần uống oresol ngay, sử dụng loại oresol dạng bột pha với nước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Khu vực nhà vệ sinh sạch tại trường học ở Đồng Văn, góp phần hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Ảnh: Vệ sinh học đường

Nếu trẻ tỉnh táo, chơi ngoan, gia đình không cần đưa con nhập viện. Trong quá trình chăm sóc, bố mẹ có thể bổ sung thêm một số men vi sinh để hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột.

Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu: mệt nhiều, nôn nhiều, đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước hơn hoặc có lẫn máu, tiểu ít... gia đình cần cho con nhập viện ngay để điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm tính mạng.

Văn Hà

Nguy cơ trẻ mắc bệnh tiêu hóa tăng cao nếu sử dụng nhà vệ sinh không đạt chuẩn. Ví dụ nhà vệ sinh không đạt chuẩn tại nhiều điểm trường ở Tam Đường, Lai Châu và Mù Cang Chải, Yên Bái, mới được dự án Vệ sinh học đường khảo sát thời gian gần đây. Nhiều cơ sở bốc mùi, tắc nghẽn hoặc quá tải. Vi khuẩn có thể bám trên các bề mặt như tường, tay nắm cửa rồi bám vào bàn tay trẻ, xâm nhập cơ thể.

Với mong muốn trẻ em vùng cao có điều kiện đảm bảo sức khỏe để học tập, quỹ Hy vọng với sự đồng hành của nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina tiếp tục thực hiện dự án Vệ sinh học đường tại Tam Đường (Lai Châu) và Mù Căng Chải (Yên Bái) năm 2024. Dự án đặt mục tiêu khánh thành 20 nhà vệ sinh đạt chuẩn đầu tháng 10, phục vụ gần 10.000 học sinh, giáo viên. Để chung tay cùng dự án, độc giả tìm hiểu tại đây.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020