Chuyên mục  


giam-anh-sang-ban-dem-giup-giam-nguy-co-mac-benh-tieu-duong-17250914638111492026882.jpg

Tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào ban đêm làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 - Ảnh: SciTechDaily

Theo nghiên cứu, việc tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào ban đêm làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi phá vỡ nhịp sinh học và ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin và chuyển hóa glucose.

Tiếp xúc ánh sáng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Regional Health - Europe cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa việc tiếp xúc với ánh sáng và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Đây là bệnh mãn tính phát triển trong nhiều năm, khó điều trị và thường liên quan đến các yếu tố lối sống như ít vận động và béo phì.

Nhóm nghiên cứu đã điều tra xem liệu các kiểu tiếp xúc với ánh sáng có dự đoán được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không bằng cách sử dụng dữ liệu từ khoảng 85.000 người và khoảng 13 triệu giờ dữ liệu từ cảm biến ánh sáng.

Những người tham gia không mắc bệnh tiểu đường loại 2 được đeo thiết bị trên cổ tay trong một tuần để theo dõi mức độ tiếp xúc với ánh sáng của họ trong suốt cả ngày và đêm. Sau đó, họ được theo dõi trong chín năm tiếp theo để xem liệu họ có phát triển bệnh tiểu đường loại 2 không.

"Tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể làm rối loạn nhịp sinh học của chúng ta, dẫn đến những thay đổi trong quá trình tiết insulin và chuyển hóa glucose", tác giả chính, phó giáo sư Andrew Phillips từ Trường cao đẳng Y khoa và Y tế công cộng cho biết.

"Những thay đổi này ảnh hưởng đến khả năng điều tiết mức đường huyết của cơ thể, cuối cùng có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2".

Tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng vào ban đêm, tức từ 12h30 sáng đến 6h sáng, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn, và điều này đúng bất kể mức độ tiếp xúc ánh sáng của người đó trong ngày như thế nào.

Tầm quan trọng của giảm tiếp xúc với ánh sáng ban đêm

Nghiên cứu đã tính đến các yếu tố khác liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2, chẳng hạn như thói quen lối sống, mô hình giấc ngủ, làm việc theo ca, chế độ ăn uống và sức khỏe tinh thần. 

Ngay cả khi đã tính đến các yếu tố này, kết quả vẫn cho thấy việc tiếp xúc nhiều ánh sáng vào ban đêm vẫn là một yếu tố dự đoán mạnh mẽ về nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

"Kết quả cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng mạnh hơn vào ban đêm có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, với mối quan hệ phụ thuộc vào liều lượng giữa việc tiếp xúc với ánh sáng và nguy cơ", phó giáo sư Phillips cho biết.

"Những phát hiện của chúng tôi cho thấy việc giảm tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm và duy trì môi trường tối có thể là một cách dễ dàng và rẻ tiền để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh tiểu đường", ông nói thêm.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020