Chuyên mục  


hinh-anh-bac-si-dang-lam-viec-tai-phong-mo-17237950558701782826565.jpg

Các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân bị thủng tạng rỗng nguy kịch - Ảnh: Bệnh viên cung cấp

Chủ quan đau dạ dày, nhiều người thủng tạng rỗng

Mới đây, bệnh nhân T. (54 tuổi, ngụ Tây Ninh) có tiền sử đau dạ dày, được gia đình đưa đến một bệnh viện tại TP.HCM cấp cứu trong tình trạng đau bụng quanh rốn, đau âm ỉ liên tục, sau đó đau dữ dội và lan khắp bụng.

Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân bị thủng bờ trước hành tá tràng do viêm gây tràn dịch, khí tự do ổ bụng. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu.

Các bác sĩ đã nhanh chóng khâu lỗ thủng mặt trước hành tá tràng, lau rửa sạch dịch bẩn và dẫn lưu ổ bụng.

Tương tự, bệnh nhân C. (64 tuổi, Tây Ninh) tiền sử có bệnh trào ngược dạ dày thực quản không điều trị, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, nôn ói, mệt.

Kết quả chụp CT cho thấy thủng tạng rỗng nghĩ thủng môn vị dạ dày. Sau hội chẩn chuyên khoa, người bệnh được chuyển phẫu thuật nội soi cấp cứu ngay sau đó.

Quá trình điều trị cho thấy ổ bụng có rất nhiều dịch mủ đục, có một lỗ thủng kích thước khoảng 10mm, bác sĩ đã khâu lỗ thủng, lau rửa sạch dịch bẩn và dẫn lưu ổ bụng.

Sau 1 tuần phẫu thuật, hai bệnh nhân hồi phục tốt, sức khỏe ổn định và đã được xuất viện.

Thủng tạng rỗng dễ gây tử vong

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang - phó khoa ngoại tổng quát, Bệnh viên Đa khoa Xuyên Á - cho biết thủng tạng rỗng là một tình trạng y khoa nguy hiểm, xảy ra khi một cơ quan bên trong bụng như dạ dày, ruột non, hay ruột già bị thủng.

Điều này dẫn đến việc dịch tiêu hóa, thức ăn, hoặc chất thải tràn vào khoang bụng, gây nhiễm trùng nặng (viêm phúc mạc).

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến thủng tạng rỗng như: chế độ ăn hay nhịn đói, ăn uống không đúng giờ, hay ăn đồ nóng, chua, cay.

Ngoài ra, còn do stress từ việc học tập, công việc, lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc đau dạ dày nhiều năm, nhiễm khuẩn HP không điều trị.

Bác sĩ Sang khuyến cáo để phòng thủng tạng rỗng cần ăn uống đúng giờ không bỏ bữa, hạn chế ăn chua, cay, nóng. Khi có triệu chứng đau dạ dày nên khám bác sĩ và tầm soát nhiễm HP để điều trị sớm. Không tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc giảm đau kháng viêm thường gặp trong đau khớp, đau lưng.

Bên cạnh đó, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bao gồm đau bụng dữ dội, sốt cao, buồn nôn và nôn mửa, cần phải đến bệnh viện thăm khám điều trị kịp thời.

Nếu không được điều trị kịp thời, thủng tạng rỗng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và tử vong.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020