Chuyên mục  


base64-1728609430975386029875.jpeg

Ông Phạm Anh Tuấn - chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - đánh giá vùng duyên hải Trung Bộ có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển - Ảnh: TẤN LỰC

Làm cách nào để nắn dòng chảy đầu tư vào khu vực? TP.HCM với vai trò đầu tàu kinh tế phía Nam có kéo toa tàu duyên hải miền Trung vào quỹ đạo phát triển?

Cạnh tranh hay liên kết cùng phát triển?

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024 giữa UBND TP.HCM và các tỉnh vùng duyên hải Trung Bộ diễn ra ngày 10 và 11-10 tại TP Quy Nhơn, các tỉnh chào mời nhà đầu tư về địa phương với hàng loạt dự án và ưu đãi đầy hấp dẫn.

Lĩnh vực được các tỉnh duyên hải ưu tiên thu hút là công nghiệp và kinh tế biển, du lịch dịch vụ, logistics…

Nhìn chung các tỉnh trình bày lợi thế, điểm mạnh, điều kiện tự nhiên, môi trường đầu tư, chính sách thu hút tương tự nhau. Từng địa phương chưa thực sự có nhiều nét riêng, nổi bật để gây chú ý nhà đầu tư.

Ông Phạm Anh Tuấn - chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - đánh giá vùng duyên hải Trung Bộ từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển.

Các địa phương đều giáp biển, với nhiều đầm, vịnh, bãi biển đẹp, môi trường sống trong lành. Đồng thời còn nhiều khu, cụm công nghiệp với quỹ đất lớn, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, dân số trong độ tuổi lao động, hạ tầng giao thông được cải thiện.

Nhưng lãnh đạo tỉnh này thừa nhận liên kết trong vùng còn khó khăn tương đối giống nhau. Địa phương nào cũng muốn thu hút làm cảng biển, công nghiệp, cạnh tranh nhiều hơn là liên kết.

base64-17286094310071910722132.jpeg

Nhiều dự án lớn được trao chứng nhận chủ trương đầu tư vào tỉnh Bình Định tại sự kiện - Ảnh: TẤN LỰC

Dù vậy đánh giá trên tổng thể, chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kết luận khu vực vẫn hấp dẫn nhà đầu tư vì chi phí đầu tư rất rẻ, giá thuê khu công nghiệp rất cạnh tranh. Do đó, ông Tuấn nhắn nhủ nhà đầu tư nên trực tiếp đến nhiều địa phương để quan sát, cảm nhận cơ hội thay vì tập trung vào các trung tâm kinh tế lớn.

Có thể xem xét lựa chọn miền Trung làm trung tâm sản xuất cạnh cứ điểm chính là TP.HCM và lân cận.

Tìm động lực phát triển từ TP.HCM

Ông Dương Ngọc Hải - phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM - thông tin TP.HCM đã giới thiệu nhiều đoàn doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào khu vực sau khi triển khai thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh vùng duyên hải.

Trong các buổi tiếp đón doanh nghiệp quốc tế, ngoài giới thiệu các dự án tại TP.HCM còn lồng ghép giới thiệu danh mục dự án của các tỉnh.

Góp ý cho định hướng phát triển khu vực này, tiến sĩ Trần Du Lịch khuyến nghị miền Trung phải xác định công nghiệp là định hướng ưu tiên hàng đầu dù còn rất nhiều lợi thế.

Trong đó ưu tiên chuyển đổi xanh, áp dụng công nghệ số trong phát triển. Xây dựng cơ sở năng lượng tái tạo làm nền tảng cho chuyển đổi xanh và đón đầu các dự án công nghệ cao, công nghệ bán dẫn.

Ông Dương Ngọc Hải chia sẻ với vai trò, trách nhiệm đầu tàu kinh tế của mình, "TP.HCM vì cả nước, cùng cả nước". TP luôn sẵn sàng hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu các cơ hội hợp tác đầu tư tại thành phố.

Không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm về hạ tầng giao thông, logistics… Thúc đẩy các dự án hợp tác đầu tư với các tỉnh vùng duyên hải Trung Bộ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020