Chuyên mục  


Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 có nhiều điểm mới, đây sẽ là tiền đề lan tỏa vẻ đẹp của nỗ lực sáng tạo, khuyến khích sự dũng cảm thực hành sáng tạo để thúc đẩy nền công nghiệp văn hóa của Hà Nội - Thành phố Sáng tạo UNESCO.

Ngày 9/11 sẽ đánh dấu sự khởi đầu rực rỡ của Lễ hội, một sự kiện đặc biệt nhận được sự tham gia của hàng trăm tổ chức và hàng ngàn chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sáng tạo. Đây là lúc mà mỗi người, từ nhà thiết kế, kiến trúc sư, đến nghệ sĩ đương đại và nghệ sĩ biểu diễn, cùng các chuyên gia và nhà nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật, đều đang nỗ lực không ngừng để biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực, đồng thời hoàn thiện các tác phẩm nghệ thuật và chuẩn bị cho các hoạt động sắp tới. Tất cả họ, với niềm đam mê và tâm huyết sâu đậm, đang cùng nhau kiến tạo nên một Lễ hội ngập tràn sức sống và cảm hứng.

hncdf24-tb-so-2-2-17286358311341666674787-1728635966259-1728635966656865717227-1728640209801-17286402108751668142784.jpg

Bộ thiết kế nhận diện thị giác mùa 4

Lễ hội năm 2024 mang chủ đề "Giao lộ Sáng tạo" là lời mời gọi mọi người khám phá và phát huy cái tôi sáng tạo không giới hạn của mình trong cuộc sống đầy màu sắc. Điểm nhấn của logo năm nay chính là hình ảnh chim non – biểu tượng đầy ấn tượng từ Cung Thiếu nhi Hà Nội, một biểu tượng không chỉ gợi lại tinh thần tươi mới, trong trẻo như tâm hồn trẻ thơ mà còn khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo vô biên trong mỗi con người.

Nhận diện thương hiệu của Lễ hội được tái hiện linh động qua 7 mô-đun Mẫu Tự đầy tính nghệ thuật từ tác phẩm của Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị. Đình Collective, cùng với các đối tác sáng tạo, đã không ngần ngại thử thách bản thân bằng việc sáng tạo hai phông chữ đặc trưng – Hanoi Grotesk và Mẫu Tự – với thời gian và nguồn lực hạn chế.

Khoảng gần 1000 sản phẩm thiết kế đồ họa sẽ được tạo ra từ hệ thống nhận diện độc đáo này, bắt đầu bằng việc tái cấu trúc loạt logo chim non đồng nhất về hình thức nhưng đa dạng về màu sắc và các chi tiết riêng biệt, đại diện cho sự phong phú của 7 lĩnh vực thiết kế và 12 ngành Công nghiệp Văn hóa. Từ đây trở đi, Lễ hội sẽ đề cao việc xây dựng một bộ nhận diện mới, phản ánh đúng tinh thần và chủ đề của từng năm.

hncdf24-tb-so-2-1-17286358311491998481614-1728635967209-17286359673291332443486-1728640211415-17286402114901645406736.jpg

“Tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa

Điểm rực sáng của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024 không thể không nhắc tới đó là "Tour sáng tạo" thăm các công trình lịch sử tinh hoa.

Các biểu tượng kiến trúc và văn hóa của Hà Nội như Cung Thiếu nhi, Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ), Nhà Hát lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, và Đại học Tự nhiên - ĐHQGHN (Đại học Tổng hợp) đang trong quá trình xem xét một sáng kiến độc đáo: Thực hiện mở cửa cho du khách tham quan như một phần của di sản kiến trúc, song song với việc giữ gìn chức năng vốn có của mình.

Các đơn vị tổ chức đang chủ động tìm kiếm cách thức hợp tác nhằm mở ra không gian cho công chúng để người dân có thể ngắm nhìn và hiểu thêm về những câu chuyện lịch sử đằng sau mỗi công trình mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Không chỉ vậy, các đơn vị cũng mong muốn "biến" nơi làm việc của mình thành những địa điểm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo và các buổi biểu diễn nghệ thuật.

Trong khi đó, các đơn vị lữ hành đang nghiên cứu và đề xuất các "tour sáng tạo" đặc sắc, tận dụng giải pháp công nghệ trong du lịch và sự hỗ trợ của đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu kiến thức về Hà Nội, sẵn lòng đi cùng và hướng dẫn du khách. Các phương án liên quan đến việc dùng công nghệ để tạo ra dịch vụ "thuê hướng dẫn viên riêng" cho các gia đình hay nhóm thăm quan cũng đang được xem xét về khả năng ứng dụng thực tế.

hncdf24-tb-so-2-4-1728635831076750313382-1728635967878-17286359679911408443531-1728640212017-17286402120871331421002.jpg

Với quyết tâm đem đến một Lễ hội ngập tràn sức sống và chuyên nghiệp, quận Hoàn Kiếm đã chủ động triển khai một loạt phương án hiệu quả: Từ việc tối ưu hóa cơ sở hạ tầng giao thông, duy trì trật tự đô thị, đến việc đảm bảo vệ sinh công cộng. Đáng chú ý, quận đã phát huy sự chung tay của cộng đồng, kêu gọi hỗ trợ miễn phí nhà vệ sinh từ nhà dân và quản lý chặt chẽ các điểm gửi xe. 

Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các trường đại học và Tổ chức Phi chính phủ VEO đã mở đường cho việc tuyển chọn và đào tạo 200 tình nguyện viên đầy nhiệt huyết, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trong suốt Lễ hội. Tất cả những nỗ lực này đã tạo nên một làn sóng hợp lực sáng tạo mạnh mẽ, khẳng định vị thế của sáng kiến cấp quốc tế này, phản ánh tinh thần đổi mới và tầm vóc của Thủ đô.

Tính đến 10/10/2024, danh sách các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 gồm:

Pavilion

- Pavillion “Hành lang Ấu trĩ”

- Pavillion “Dòng”

- Pavillion “Bảo tàng Lịch sử tương lai”

Nghệ thuật Biểu diễn

- Lễ Khai mạc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Giao lộ sáng tạo

- Show Rock: Hà Nội chốn đi về

- Show thời trang “Hanoi Fashion Journey 2024”

- Trình chiếu “Xưa ta thuở nhỏ: Tự sự điện ảnh trẻ em Việt Nam thời chiến”

- Chiếu phim Hãy tha thứ cho em (1992) của Đạo diễn Lưu Trọng Ninh

- Cuộc viễn du tới thế giới Cảm Hứng: Chiếu phim hoạt hình Tiệp Khắc

- Trình diễn Tác phẩm sân khấu Thổ Địa

Trưng bày - Triển lãm Nghệ thuật

- Đại triển lãm “Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai” (gồm 44 triển lãm, tác phẩm)

- Đại triển lãm nghệ thuật tương tác “Cảm thức Đông Dương” tại Đại học Tổng Hợp 19 Lê Thánh Tông (gồm 22 triển lãm, tác phẩm)

Hội Thảo, Tọa đàm

- Lễ trao giải và Toạ đàm về Ý tưởng QHCV đa chức năng tại Khu vực Bãi giữa và bãi ven sông Hồng

- Hội thảo “Giám tuyển tương lai: Bước chuyển mình của bảo tàng tại Việt Nam”

- Tổng kết Dự án Hà Nội Rethink: Huy động nguồn lực văn hoá và sự tham gia của thanh niên xây dựng Thủ đô sáng tạo Hà Nội

- Hội thảo Khoa học: Tài năng trẻ - Nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hoá nghệ thuật

- Hội thảo Xây dựng mô hình, sản phẩm CN văn hóa từ nguồn lực di sản văn hóa phi vật thể ở Thủ đô HN

- Hội thảo: Di sản văn hóa phi vật thể và việc phát triển Công nghiệp văn hóa ở thủ đô HN - Lý luận và thực tiễn

- Hội thảo: Truyền thống nhìn từ góc nhìn kiến trúc đương đại

- Toạ đàm "Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo"

- Tọa đàm: Kiến trúc và sự chơi

- Triển lãm và Tọa đàm Ra mắt sách 40 năm Tạp chí Kiến trúc

- Chiếu phim và thảo luận phim Peter Rabbit

- Talkshow: Câu chuyện về những tác phẩm lấy cảm hứng từ các nền văn hóa truyền thống và liên ngành vào thực hành Nghệ thuật và thiết kế tại Anh quốc và Việt Nam

- Ký ức nhân văn và trí tuệ nhân tạo

- Talkshow: Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường”

- Tọa đàm "Của Phố và Người"

- Talkshow: Làm thế nào để cân bằng giữa phong cách cá nhân và yêu cầu thiết kết của doanh nghiệp

Hoạt động Cộng đồng

- Hội chợ Makers Market - Child Routes

- Sàn Sáng tạo Cộng Đồng

- Khu Vui chơi Sáng tạo

- Tour Di sản

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020