Chuyên mục  


Sự phát triển của công nghệ số (công nghệ 4.0) đem lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên, cũng có nhiều mặt trái của nó là trên mạng xã hội xuất hiện không ít thông tin bóp méo sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả với dụng ý xấu, định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, gây hoang mang trong nhân dân và chống phá Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống thông tin xấu, độc trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết được các cơ quan chức năng tập trung thực hiện.

Theo Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, đầu năm 2024, cơ quan chức năng phát hiện, xác minh, làm rõ đối tượng N.T.T (SN 1998, ở xã Lương Phú, huyện Phú Bình) đang là công nhân tại Công ty TNHH Hansol Electronics Việt Nam đã thu thập thông tin, tư liệu và lập tài khoản Facebook mang tên "Cho Dong-gil" và sử dụng hình ảnh chân dung, gia đình ông Cho Dong-gil (Chủ tịch Tập đoàn Halsol) với mục đích giả mạo tài khoản trên mạng xã hội của ông này.

Hành vi "Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định pháp luật" nói trên của T đã bị Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Thái Nguyên, xử phạt hành chính số tiền 7,5 triệu đồng.

Kế tiếp, đến tháng 4/2024, ông N.T.V (SN 1971 ở phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên) đăng tải bài viết có tiêu đề "Thái Nguyên thực nghiệm cho lợn ăn chè xanh" trên tài khoản Facebook cá nhân, nội dung liên quan đến việc triển khai đề tài "Nghiên cứu, xây dựng quy trình nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh Thái Nguyên".

Tuy nhiên, những thông tin trong bài viết không đúng sự thật, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các nhà khoa học cũng như Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên. Ảnh hưởng đến phát triển ngành chè, thương hiệu chè Thái Nguyên và lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh này, cũng như tác động xấu trong xã hội và người dân.

tn-17273439361801260884413.jpg

Cơ quan chức năng xử lý một trường hợp thông tin sai sự thật trên không gian mạng ở Thái Nguyên.

Với hành vi "Cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức", ông V đã bị xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng, buộc phải gỡ bài viết đã đăng tải.

Trên đây là 2 trong nhiều trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử lý khi đăng tải thông tin xấu độc trên mạng xã hội. Còn nhiều trường hợp vì mâu thuẫn cá nhân, bức xúc đã lên mạng để "giải tỏa" bằng cách xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, cũng đã được xử lý nghiêm.

Theo Thiếu tá Ngô Xuân Hà, Đội trưởng Đội 1, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Thái Nguyên, quy định của pháp luật về xử lý các hành vi đăng thông tin sai sự thật, xấu, độc trên không gian mạng có mức phạt từ 5-10 triệu đồng, tùy theo hành vi. Đặc biệt một số hành vi có thể bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử lý về "tội làm nhục người khác", "tội vu khống", "tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy"… mức phạt cao nhất có thể lên đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 7 năm.

Đó là về phía người đăng tải, phát tán thông tin, còn đối với người tiếp nhận những thông tin xấu, độc đó nếu sức "đề kháng" kém sẽ bị tác động tới nhận thức, có cách nhìn lệch chuẩn. Các thông tin soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của cá nhân, tổ chức còn gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức.

Các loại video clip đồi trụy được phát tán rộng rãi vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, cũng là nguyên nhân dẫn đến một số hành vi vi phạm pháp luật. Nguy hiểm hơn, các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội ngụy tạo những câu chuyện không có thật, lợi dụng tâm lý tò mò của người sử dụng mạng xã hội để lan tỏa thông tin xấu, độc, tạo thành "làn sóng" thông tin, gây nhiễu loạn, khiến tâm lý người dân hoang mang, mất niềm tin.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sau nửa năm ‘tăng nóng’, chung cư Hà Nội thiết lập mặt bằng giá mới

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020