Chuyên mục  


nha-xuat-ban-tre-17283749629171657531348.jpg

Nhà xuất bản Trẻ phát biểu trong tọa đàm - Ảnh: HOÀNG LÊ

Đây là thông tin đưa ra trong buổi Tọa đàm Chuyển đổi số - Cơ hội thách thức của hoạt động xuất bản hiện nay diễn ra ngày 8-10 tại TP.HCM.

Tọa đàm nằm trong hoạt động kỷ niệm 72 năm Ngày Truyền thống ngành xuất bản, in và phát hành sách Việt Nam (10-10-1952).

Tín hiệu vui từ chuyển đổi số

Tham dự buổi tọa đàm có sự tham gia của ông Nguyễn Nguyên - cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành; ông Lê Hoàng, phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, giám đốc Công ty TNHH Đường sách TP.HCM, ông Trịnh Hữu Anh - trưởng phòng xuất bản, in và phát hành Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM và đại diện các công ty, nhà xuất bản, các nhà nghiên cứu.

base64-17283745514251594741323.jpeg

Anh Hoàng Thạch - đại diện Công ty cổ phần Công nghệ We We, phát biểu trong tọa đàm Chuyển đổi số - Cơ hội thách thức của hoạt động xuất bản hiện nay - Ảnh: HOÀNG LÊ

Đại diện các nhà xuất bản Trẻ, Tổng hợp, Chính trị quốc gia sự thật, Công ty We We đã có ý kiến phát biểu đưa ra những ưu điểm và mặt còn hạn chế trong quá trình chuyển đổi số ở lĩnh vực xuất bản - một xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Bà Ngọc Linh, đại diện Nhà xuất bản Tổng hợp, phấn khởi phát biểu rằng theo Cục Xuất bản, in và phát hành, năm 2023, toàn ngành xuất bản có 4.000 xuất bản phẩm dạng điện tử (tăng 19,4% so với năm 2022) với khoảng 36 triệu bản (tăng 11% so với năm 2022).

Tính đến hết năm 2023, có 24 trong tổng số 57 nhà xuất bản tham gia xuất bản và phát hành điện tử (tăng 26,3%), chiếm 42,1% tổng số nhà xuất bản.

Bên cạnh đó, loại hình sách nói cũng có doanh thu tăng trưởng tốt. 

Theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp trong thời gian năm 2022 và năm 2023, tổng số doanh thu từ sách nói đã đạt khoảng 116,1 tỉ đồng.

Số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm của Đường sách TPHCM cho biết bán lẻ online qua các sàn thương mại điện tử chiếm 21% trên tổng số doanh thu 28,87 tỉ đồng.

Riêng tại Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, bán lẻ online cũng chiếm đến 26% trên tổng số doanh thu của nửa năm.

Bán sách thông qua trực tuyến đang là hướng đi tiềm năng của các nhà xuất bản hiện nay.

Hiện nay, ngoài bốn "đại gia" cung cấp sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo có nhiều các sàn chuyên về sách.

Theo bà Ngọc Linh, chuyển đổi số giúp ngành xuất bản mở rộng thị trường, có cơ hội tăng cường tương tác với độc giả, tác giả, dịch giả, là cá nhân hóa trải nghiệm đọc và cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động và công tác quản lý.

Bản quyền vẫn là vấn nạn

Nhà nghiên cứu Thu Nguyệt kể: "Tôi cũng mua sách trên TikTok và nhận về một cuốn sách giả".

Ví dụ này đã phần nào nói lên vấn đề bản quyền nhức nhối trong quá trình chuyển đổi số hiện nay, bên cạnh yếu tố nhân sự, phát triển công nghệ.

Đại diện Nhà xuất bản Trẻ nhấn mạnh: "Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng là một thách thức lớn trong hoạt động xuất bản, và các hành vi xâm phạm được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Và việc bảo hộ bản quyền trên không gian mạng vẫn gặp nhiều khó khăn. 

Tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường kỹ thuật số vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi.

Trong khi đó công tác bảo hộ bản quyền nói chung và trên không gian mạng nói riêng còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Việc chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại nghị định 131/2013/NĐ-CP có mức xử phạt thấp, chưa đủ tính răn đe.

Một số hành vi xử phạt còn thiếu hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ mới.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020