Chuyên mục  


img4970-1728383270446369797728.jpeg

Ông Don Lam - tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital - hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận dòng vốn dài hạn từ quốc tế.

Khai mạc hội nghị nhà đầu tư năm 2024, ông Don Lam - tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital - chia sẻ: "Thế giới đã chứng kiến rất nhiều thay đổi trong năm qua. Những căng thẳng địa chính trị gia tăng và triển vọng kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn vẫn còn bất ổn. Tuy nhiên, sự bền bỉ, lạc quan và quyết tâm tiến về phía trước của Việt Nam vẫn tiếp tục mang đến cho các nhà đầu tư quốc tế nhiều cơ hội hấp dẫn".

Quan tâm đến đầu tư xanh - sạch, chip bán dẫn

Hội nghị năm nay thu hút khoảng 130 khách mời là lãnh đạo các công ty khởi nghiệp công nghệ, tập đoàn công nghiệp và các định chế tài chính lớn trên thế giới.

Theo ông Don Lam, số lượng nhà đầu tư tham gia năm nay tăng khoảng 20% so với năm trước. Trong đó khoảng 2/3 là đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) và 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Nội dung thảo luận xoay quanh về triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam, xu hướng tiêu dùng trong nước, lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, năng lượng tái tạo và tín chỉ carbon... Nhà đầu tư ngoại cũng tìm hiểu cơ hội liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI), chip bán dẫn...

Đáng chú ý, lĩnh vực năng lượng xanh và sạch đang rất được quan tâm, đặc biệt nhóm đến từ châu Âu. Chẳng hạn vừa qua có doanh nghiệp nước ngoài ngỏ ý muốn xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, vốn đầu tư cả tỉ USD, ngoài yêu cầu Internet mạnh thì cũng đòi hỏi phải được dùng điện sạch, tăng tính cạnh tranh. 

Để đáp ứng nhu cầu này, có thể nghĩ tới miền Trung (năng lượng mặt trời), khoảng 3-6 tháng nữa xem kết quả bên mình có đáp ứng được không.

Để cung cấp thông tin rõ nét cho nhà đầu tư ngoại, bên cạnh sự hỗ trợ của các giám đốc điều hành cấp cao từ quỹ đầu tư, các phiên thảo luận còn được dẫn dắt bởi nhiều giám đốc điều hành, giám đốc cấp cao từ nhiều công ty lớn tại Việt Nam. 

Trong đó bao gồm lãnh đạo của FPT Smart Cloud, GHC Strategy & Communications, Cimigo, OCB, Tập đoàn Nam Long, Gamuda Land, Validus, Quickom, Huize Holdings, Tập đoàn Kido, Tập đoàn Vĩnh Hoàn...

img4969-1728379014908630093237.jpeg

Chuyên gia Alex Hambly chia sẻ các điểm hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam.

Hiểu hơn về tiềm năng của Việt Nam

Trong khuôn khổ sự kiện, chuyên gia kinh tế Brook Taylor - tác giả sách "Việt Nam: Ngôi sao đang lên của châu Á" - bày tỏ: "Có những người nước ngoài vẫn còn nhiều hiểu lầm về Việt Nam. Tôi mong muốn mình sẽ giúp họ có cái nhìn đúng đắn hơn về hành trình Việt Nam đã đi qua, hiện tại và tiềm năng trong thời gian tới".

Kể cả bản thân một số người Việt nếu như trước kia có nhiều điểm không tự tin về tương lai phía trước, thì "giờ có niềm tin hơn về triển vọng và cơ hội đang mở ra đối với đất nước".

Nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam, chuyên gia Alex Hambly (hơn 30 năm kinh nghiệm đầu tư toàn cầu) cho rằng trong ngắn hạn, Việt Nam sở hữu nhiều ưu thế để tăng trưởng, tăng sức hấp dẫn.

Đầu tiên, chỉ số GDP tiếp tục tăng từ mốc 5,1% của năm 2023 lên 6,5% ở năm 2024 và 2025. Dự báo năm tới mặc dù xuất khẩu giảm, nhưng tổng mức bán lẻ nội địa tăng góp phần bù lại. "Câu chuyện tiêu dùng của Việt Nam rất quan trọng, chiếm 60% GDP và tiếp tục tăng trưởng, dự báo đạt 8% vào năm sau", ông Alex cho hay.

Lưu ý sự tăng trưởng trên được đóng góp từ thị trường bất động sản, nhu cầu cao nhưng nguồn cung thấp. Khi Nhà nước thay đổi chính sách sẽ giúp bánh xe thị trường bất động sản được khởi động lại.

Thêm vào đó, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có xu hướng hạ lãi suất. Từ đó tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hạ lãi suất, thúc đẩy thuận lợi cho thị trường bất động sản và chứng khoán.

Về dài hạn, ông Alex Hambly cho rằng câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam đến từ 3 động lực cơ bản và có mối quan hệ mật thiết. Bao gồm: Công nghiệp hóa được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, tầng lớp trung lưu mở rộng nhanh chóng (thu nhập tăng, đô thị hóa và nhân khẩu học), địa chính trị, làn sóng dịch chuyển sản xuất sang các quốc gia thân thiện.

Thông qua hội nghị nhà đầu tư, cùng sự hợp sức của chuyên gia trong và ngoài nước, giúp nguồn vốn ngoại dài hạn có cơ hội chảy vào Việt Nam, thúc đẩy doanh nghiệp Việt phát triển, có nguồn lực đầu tư vào thiết bị công nghệ hiện đại, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020