Chúng ta thường nghe nói, ăn chay là con đường dễ dàng và hiệu quả để có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, câu chuyện gần đây của chị Lưu (48 tuổi, đến từ Hà Bắc, Trung Quốc) đã phá bỏ quan niệm này.
Là một người ăn chay trong thời gian dài, gần đây, chị Lưu được cảnh báo mắc bệnh ung thư tuyến tụy trong một lần khám sức khỏe định kỳ.
Tin dữ này ngay lập tức khiến chị và gia đình rơi vào sợ hãi, hoang mang. Họ không biết vì sao ăn uống lành mạnh bằng cách chọn ăn chay nhiều năm nay, nhưng bệnh ung thư được mệnh danh là "vua của các loại ung thư" vẫn tấn công người trong gia đình mình.
Người phụ nữ 48 tuổi bị ung thư tuyến tụy sau nhiều năm ăn chay. (Ảnh minh họa: AI)
Ăn chay gây ra ung thư tuyến tụy?
Nói về nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tụy, BS Nguyễn Văn Thái (chuyên ngành Ung thư và Phẫu thuật thẩm mỹ, làm việc tại Hà Nội) cho biết, không có nguyên nhân duy nhất gây ra ung thư tuyến tụy. Sự hình thành bệnh tật thường là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau. Ung thư tuyến tụy cũng vậy.
Gia đình 3 người mắc ung thư tuyến tụy sau khi ăn 1 món tự làm trong nhiều năm, người vợ khóc thảm: "Tất cả là lỗi của tôi!"
Về mặt lý thuyết, ăn chay có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh nhưng nếu việc bổ sung dinh dưỡng không cân bằng có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Nhiều người ăn chay có thể thiếu các vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt là vitamin B12, sắt, kẽm. Việc thiếu các nguyên tố này có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho các bệnh tiềm ẩn phát triển.
Ngoài ra, mọi người cần cảnh giác với những ảnh hưởng khác ngoài chế độ ăn uống. Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống không hợp lý, thói quen ăn nhiều chất béo và đường, hút thuốc lâu dài, uống rượu quá nhiều là những yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư tuyến tụy. Đặc biệt khi chế độ ăn nhiều dầu mỡ và đường, gánh nặng cho tuyến tụy tăng lên, có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Về mặt lý thuyết, ăn chay có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh nhưng nếu việc bổ sung dinh dưỡng không cân bằng có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. (Ảnh minh họa: Internet)
Tóm lại, ăn chay không phải là yếu tố trực tiếp dẫn đến ung thư tuyến tụy mà là kết quả của chế độ ăn uống không cân bằng và các yếu tố lối sống khác. Chúng ta cần xem xét thói quen ăn uống của mình một cách hợp lý, áp dụng các phương pháp khoa học để cải thiện sức khỏe.
Những thực phẩm nào làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy?
Theo Sohu, nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy sẽ tăng lên cao nếu chế độ ăn của bạn thường xuyên xuất hiện những loại thực phẩm này:
1. Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo sẽ làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy. Như chúng ta đã biết, mỡ máu cao là thủ phạm chính gây ra bệnh viêm tụy.
Trong dịp Tết Nguyên đán, tỷ lệ mắc bệnh viêm tụy tăng lên đáng kể. Nguyên nhân quan trọng là do thực phẩm chúng ta ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, lại được ăn trong thời gian kéo dài nhiều ngày chứ không chỉ 1-2 bữa là dừng.
2. Thực phẩm ngâm muối và hun khói
Những món ăn này có chứa một lượng lớn benzopyrene. Năm 2012, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố đây là một loại chất gây ung thư có thể làm tăng tỷ lệ mắc các khối u đường tiêu hóa. Trong đó có ung thư tuyến tụy.
Những món ăn này có chứa một lượng lớn benzopyrene. (Ảnh minh họa: Internet)
3. Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm nhiều đường có thể gây ra bệnh tiểu đường. Nhiều người cho rằng bệnh tiểu đường không liên quan gì đến tuyến tụy. Thực tế hoàn toàn ngược lại.
Tuyến tụy là nơi sản xuất nhiều insulin, thường bắt đầu với biểu hiện đầu tiên là lượng đường trong máu tăng cao.
4. Đồ uống chứa cồn
Đồ uống có chứa ethanol có tác động đến tuyến tụy. Việc uống một lượng lớn ethanol không chỉ gây ra viêm tụy cấp tính, mãn tính mà còn có thể gây ra ung thư tuyến tụy.
Nguyên nhân bởi, rượu có thể gây hẹp các ống nhỏ dẫn lưu dịch trong tuyến tụy, đưa đến tắc nghẽn, cuối cùng gây ra viêm tụy cấp. Những người uống rượu nhiều trong một thời gian dài có nguy cơ bị viêm tụy mãn tính, về lâu dài có nguy cơ ung thư.