Chuyên mục  


Ngày 26/6, TS.BS Trần Nguyên Ánh Tú, Trưởng Khoa Thẩm mỹ Da, cho biết bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm sau xăm. Bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng viêm, kháng dị ứng và kem dưỡng nhằm giảm viêm và hạn chế đóng mài.

"Dự kiến sẽ mất nhiều thời gian và khó có thể phục hồi như ban đầu", bác sĩ Tú nói, thêm rằng trong trường hợp phản ứng dị ứng vẫn còn, có thể chị phải điều trị laser để loại bỏ dần các hạt mực xăm.

Thời gian trước, Bệnh viện Da liễu TP HCM cũng tiếp nhận nữ bệnh nhân 25 tuổi với môi sưng, đóng mài, rỉ dịch đau rát sau bốn ngày xăm tại một thẩm mỹ viện. Chị cũng được chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm sau xăm, phải dùng kháng sinh, kháng siêu vi, kháng viêm để điều trị.

Môi bệnh nhân đóng mài dày, đau rát sau xăm. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Tú cho biết xăm môi xảy ra nhiều biến chứng hơn các vùng xăm khác. Mỗi tháng nơi này tiếp nhận 1-2 ca tai biến do xăm các vùng khác như mày, mi mắt..., trong khi tai biến xăm môi khoảng 3-5 ca.

Nếu sử dụng chất lượng mực xăm kém, rẻ tiền có thể gây ra các phản ứng dị ứng nặng như sưng nề, đỏ da, nổi mụn nước... Trường hợp dùng loại mực xăm tốt, cũng không thể loại trừ phản ứng dị ứng với mực xăm, nhất là màu xăm đỏ. Việc chăm sóc sau xăm cũng rất quan trọng, hầu hết trường hợp xảy ra tai biến do nơi thực hiện xăm không tư vấn hoặc tư vấn sai cách chăm sóc sau xăm.

Bác sĩ Tú khuyến cáo, để làm đẹp an toàn, tốt nhất phụ nữ nên ưu tiên lựa chọn sử dụng son môi. Việc dùng son cũng mang tính thời trang hơn do có thể thay đổi nhanh theo xu hướng.

Nếu muốn lựa chọn phương pháp xăm môi, nên tìm hiểu kỹ, lựa chọn các cơ sở uy tín, đảm bảo các trang thiết bị và quy trình vô trùng. Khi có tai biến do xăm môi, nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt, tránh việc xử trí sai làm vết thương càng nặng hơn, khó phục hồi.

Mỹ Ý

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020