Chuyên mục  


avatar1735290082664-17352900831601649996575.jpg3 cách làm giá đỗ an toàn tại nhà, không lo bị

Muốn có giá đỗ sạch, mập mạp, tươi ngon mà không cần lo lắng về chất lượng? Hãy thử 3 cách làm giá đỗ tại nhà cực kỳ đơn giản sau đây!

Tuổi trẻ đưa tin, vừa qua, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa triệt xóa thành công và khởi tố 4 chủ cơ sở dùng chất cấm là "nước kẹo" sản xuất giá đỗ thu lợi bất chính cho bản thân, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Bốn bị can bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố để điều tra tội "vi phạm quy định về an toàn thực phẩm" gồm: Lâm Văn Đạo, Vũ Duy Tư, Nguyễn Văn Quynh, Nguyễn Văn Hảo.

gia-do-1735355437923346442653.jpg

Cơ quan chức năng kiểm tra 1 cơ sở sử dụng chất cấm là "nước kẹo" để làm giá đỗ. Ảnh: Tuổi trẻ

Theo kết quả kiểm tra các cơ sở này cho thấy trong quá trình sản xuất giá đỗ, ngoài việc sử dụng các nguyên liệu như hạt đỗ xanh, vôi cục, nước giếng, các công nhân còn sử dụng thêm "nước kẹo" không màu.

Sau khi giám định, "nước kẹo" mà chủ các cơ sở dùng để làm "phụ gia" trong sản xuất giá đỗ là hoạt chất 6-Benzylaminopurine. Đây là hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Hóa chất ngâm giá đỗ tăng trưởng độc hại thế nào? 

Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, bác sĩ chuyên khoa 1 Hồ Thanh Lịch (Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết, 6-Benzylaminopurine (BAP) là một loại cytokinin tổng hợp, có khả năng thúc đẩy sự phân chia tế bào và tăng trưởng ở cây trồng. Trong nông nghiệp, người ta dùng chất này để thúc hạt giống nảy mầm, giúp cây con mau lớn hay kích thích rễ, ngọn phát triển với liều lượng được khuyến cáo và tuân thủ quy chuẩn an toàn. Việc lạm dụng BAP hoặc dùng sai hàm lượng, sai mục đích có thể tạo ra các nguy cơ sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Theo bác sĩ Lịch, các nghiên cứu cho thấy 6-Benzylaminopurine có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe khi con người tiếp xúc hoặc ăn phải, bao gồm:

Ngộ độc cấp tính: Chất 6-Benzylaminopurine gây ngộ độc cấp tính, nếu ăn số lượng lớn thực phẩm được trồng từ loại hóa chất này trong thời gian dài có thể gây tử vong.

Rối loạn tiêu hóa: Việc cơ thể con người hấp thụ nhiều hóa chất này có thể kích thích niêm mạc, gây tổn thương thực quản và niêm mạc dạ dày và dẫn đến buồn nôn và nôn.

Ảnh hưởng hô hấp: Tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích hô hấp có thể dẫn đến bệnh về đường hô hấp, gây khó thở, tổn thương phổi, viêm phổi, làm tăng nặng các bệnh về phổi, phế quản, thậm chí xơ phổi.

Gây tổn thương các cơ quan: Chẳng may khi tiếp xúc trực tiếp với 6-Benzylaminopurine có thể gây tổn thương mắt, da.

phan-biet-gia-do-sach-1735355500296499178305.jpg

Cách phân biệt giá đỗ tự nhiên và ngậm hóa chất. Ảnh minh họa

Cách phân biệt giá đỗ ngâm bằng hóa chất và giá đỗ sạch

Giá đỗ ngâm hóa chất

Để rút ngắn thời gian ủ giá đỗ, các cơ sở thường ngâm chất 6-Benzylaminopurine (BAP). Chất này ít tan trong nước trung tính hoặc axit, tan tốt trong kiềm.

Đặc điểm giá đỗ ngâm hóa ngâm hóa chất là giá ít rễ hoặc rễ ngắn, thân trắng sứ, bóng bẩy.

Giá đỗ ngâm hóa chất có thể mập hoặc mảnh dài nhưng đặc điểm chung là cọng giòn, dễ gãy. Kết cấu xốp, vị nhạt, không thơm.

Giá đỗ sạch

Theo cách ủ truyền thống, giá đỗ cần 3-5 ngày để tăng trưởng. Cọng giá dài khoảng 3-7cm, nhiều rễ và rễ dài do cây phải vươn dài để hút nước.

Giá đỗ sạch màu trắng có xen chút vàng nhạt. Màu giá có thể không đều. Giá đỗ sạch để quá ngày thường có phần rễ sậm màu, lốm đốm những vết thâm, đen...

Cọng giá có thể mập hoặc dài, tùy kỹ thuật ủ. Cọng cứng đặc, khó đứt gãy và có vị ngọt thanh.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020