Chuyên mục  


Chúng ta đều biết, chợ thì ở đâu cũng có, cứ có dân cư tập trung đông đúc, thuận lợi giao thông đi lại là nhất định sẽ có chợ. Bởi dù có ở đâu, làm gì thì người ta cũng cần có đồ ăn thức uống hàng ngày, đồ dùng sinh hoạt mỗi sáng trưa tối. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, các siêu thị, cửa hàng lớn hay trung tâm mua sắm mọc lên khắp nơi với những phương thức thanh toán tiện ích chẳng cần dùng đến tiền mặt rắc rối. 

Nhưng! Dù sao đi nữa, siêu thị hay trung tâm thương mại có đồ sộ cỡ mấy vẫn không thể thay thế được những khu chợ truyền thống, nơi người mua và người bán nở nụ cười thân thiện, đưa nhau mớ rau, cân trái cây hay củ hành, củ tỏi...

Chợ truyền thống không chỉ là nơi buôn bán mà đôi khi còn mang cả nét đẹp, bản sắc truyền thống của mỗi địa phương. 

Mới đây, chị Minh Châu, hiện đang sinh sống ở châu Âu, đã có chuyến đi tham quan khu chợ truyền thống của Hungary. Chị đã rất ấn tượng với khu chợ này và chia sẻ lên trang Facebook về những điều chị được biết. Đây chắc chắn sẽ là chuyến đi thú vị cho bất kỳ ai.

Chợ nằm gần cầu Tự do (Szabadság híd) với những chiếc xe điện màu vàng đặc trưng của Budapest, Hungary.

Chị Minh Châu viết: "Chợ Lớn (chợ Nagy Vásárcsarnok) nằm ở Thủ đô Budapest của Hungary được xây dựng theo phong cách tân Gothic từ năm 1894 và hoàn thành vào năm 1897 với chiều rộng 60m và chiều dài 150m. Có hơn 180 gian hàng chợ và cửa hàng trên ba tầng, cùng với 2 siêu thị.

Các quầy hàng được bày trí rộng rãi, có cầu thang dẫn lên tầng trên.

Tầng trệt của Chợ Lớn không chỉ là điểm thu hút khách du lịch mà còn là một trong những địa chỉ tốt nhất để mua loại thực phẩm tươi ngon, rau củ quả và các loại thịt. Tầng trên có các cửa hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh và quán ăn nhỏ.

Mình đi vào chợ này cảm giác rất quen thuộc vì mình thấy nơi đây cũng rất giống chợ Lớn, chợ Bình Tây ở Quận 6, Sài Gòn quê mình ý! Mặc dù lâu lắm rồi mình không được đi chợ Lớn, chỉ ghé ngang phía trước chợ mua bánh tráng Tây Ninh thôi.

Tuy Hungary thuộc Liên minh Châu Âu nhưng không dùng đồng euro (€) mà sử dụng đồng Forint của họ, 100 Forint tương đương khoảng 7.350 VNĐ. Ai thích mua gì thì quẹo lựa nha".

Đi kèm với đó là những bức ảnh về khu chợ truyền thống hơn 100 năm tuổi ở Hungary với những loại rau củ quả tươi ngon nhìn thấy "đã con mắt".

"Nếu các bác chưa biết thì Hungary là nước sản xuất rượu đứng thứ 14 trên thế giới, có truyền thống lâu đời từ thời La Mã nên Hungary trồng rất nhiều nho", chị Minh Châu cho biết.

Người Hungary chủ yếu trang trí quần áo, rèm cửa và các đồ vật khác bằng hoa, cây cỏ. Các họa tiết phổ biến nhất là một bông hoa hồng với lá.

Ở Hungary đã có những trường dạy dệt và thêu ngay từ thế kỷ XI. Thêu luôn là một phần quan trọng trong quá trình nuôi dạy của mỗi cô gái, cho dù cô ấy sống trong hoàng cung, hay một gia đình thường dân.

Khăn lau tay trong bếp cute hết cỡ.

Áo thun lưu niệm chỉ 5€/cái.

Búp bê mặc trang phục truyền thống của Hungary.

Chị Minh Châu cũng tỏ rõ sự am hiểu của mình về văn hóa trang phục của người Hungary rằng: "Hungary được thế giới biết đến với các truyền thống văn hóa và dân gian. Trang phục truyền thống của Hungary tươi sáng có nhiều nét pha trộn giữa châu Âu và Slavic, thường gắn liền với các nền văn hóa Pháp, Tây Ban Nha, Ukraine và Nga.

Trang phục truyền thống của một phụ nữ Hungary.

Trang phục truyền thống của nam giới Hungary bao gồm áo sơ mi thêu, mũ mềm và quần được nhét vào ủng da. Đối với phụ nữ, quốc phục của Hungary là một chiếc áo cánh trắng, một chiếc váy in hoa rực rỡ, một chiếc tạp dề trắng được trang trí lộng lẫy và một chiếc khăn trùm đầu".

Mùa thu ở Hungary có rất nhiều nấm.

Nguồn: Facebook

 

https://afamily.vn/nguoi-viet-ke-chuyen-di-cho-lon-o-hungary-nhin-nhung-gian-hang-choang-ngop-ma-cam-giac-than-thuoc-nhu-sai-gon-que-minh-20220116171224013.chn

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020