EQ cao giúp nhân viên hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân cũng như cảm xúc của người khác, từ đó phản ứng một cách thích hợp trong các tình huống khác nhau.
Mặc dù vậy, có những người không nhận thức được tầm quan trọng của việc cải thiện EQ hoặc không chịu nỗ lực phát triển kỹ năng này.
Điều này, có thể do họ không nhận ra rằng EQ có thể được phát triển qua thời gian, hoặc họ có thể cảm thấy thoải mái với cách hành xử hiện tại và không thấy cần thiết phải thay đổi.
Ngoài ra, một số người cũng có thể cảm thấy rằng việc thể hiện cảm xúc là một điểm yếu và do đó tránh việc phát triển EQ.
Người có EQ thấp thường gây ấn tượng không tốt với sếp hoặc cấp trên vì họ thiếu kỹ năng nhận thức và đồng cảm trong giao tiếp trong một số tình huống sau:
1. Sếp hỏi "Bạn có rảnh không?"
Trên MXH từng có một chủ đề rất thú vị: "Trong công việc, câu nói nào của sếp có vẻ bình thường nhưng thực ra lại cực kỳ sát thương?".
Dưới chủ đề này, nhiều người dùng MXH đã đưa ra câu trả lời của mình. Trong đó, một câu trả lời của một cư dân mạng đã nhận được rất nhiều sự đồng tình và chú ý: "Bất kể tôi đang bận hay đang rảnh, thỉnh thoảng sếp lại hỏi một câu: 'Có rảnh không?'. Nghe câu hỏi thì có vẻ rất bình thường, nhưng lúc đó tâm trí tôi đã quay 800 vòng để trả lời được câu hỏi này!"
Ở phần bình luận, không ít người đã chia sẻ cảm xúc của mình, trong đó có một bình luận: "Tôi nhớ một lần tôi đang làm bảng ngân sách quý, bận đến tối mặt tối mũi. Sếp bước vào hỏi tôi có rảnh không, tôi không nghĩ nhiều mà mà đáp thẳng: 'Anh không thấy em đang bận sao?' Kết quả là bảng ngân sách mà tôi thực hiện bị trả lại đến 3 lần".
Tiến lên một bước thì đắc tội với sếp, lùi một bước thì tự ấm ức mình. Khi sếp hỏi "Bạn có rảnh không?", câu hỏi tưởng ngắn gọn, đơn giản này lại chứa đựng rất nhiều ẩn ý sâu xa.
Vậy trả lời thế nào mới là khôn ngoan? Người thực sự thông minh đều có cách riêng của mình.
Trên MXH về chia sẻ của một người dùng tên Tiểu Minh. Tiểu Minh là trưởng phòng marketing của một công ty, một lần, để hoàn thành kế hoạch quảng bá sản phẩm mới, anh đã làm việc bận rộn liên tục trong nhiều ngày.
Vào một buổi chiều, sếp trực tiếp của anh là giám đốc Lý bước vào văn phòng và hỏi: "Tiểu Minh, có rảnh không?". Tiểu Minh biết giám đốc Lý rất bận, thường không có nhiều thời gian để trò chuyện với nhân viên.
Tiểu Minh đáp: "Anh có việc gì không ạ? Em đang bận kế hoạch quảng bá sản phẩm mới của công ty."
Giám đốc Lý mỉm cười và nói: "Không có gì đâu, tôi chỉ muốn hỏi xem dạo này công việc của cậu thế nào? Có áp lực nhiều không?"
Tiểu Minh chia sẻ tình hình công việc cũng như khó khăn mà mình đang gặp phải. Sau khi nghe xong, giám đốc Lý đã đưa ra một số gợi ý và khích lệ anh, đồng thời nói rằng nếu anh cần giúp đỡ thì cứ nói.
Trong trường hợp này, khi sếp hỏi "Có rảnh không?", có thể họ không thực sự hỏi về lịch làm việc của bạn, mà là muốn bày tỏ sự quan tâm đến công việc của bạn hiện tại. Những tình huống như thế này không hiếm.
Sếp cũng có thể muốn hỏi đề xuất của bạn: "Cậu có rảnh không, có thể xem phương án này có cần điều chỉnh gì không?". Trong những trường hợp như vậy, sếp thường có thói quen hỏi câu "Có rảnh không?" trước. Dù ý định thật sự của sếp là gì, bạn cần phải hiểu ngữ cảnh và các thông tin liên quan để hiểu được đúng ý của sếp.
Dù ý định thật sự của sếp khi hỏi 'Bạn rảnh không?' là gì, bạn cần phải hiểu ngữ cảnh và các thông tin liên quan để hiểu được đúng ý của sếp. Ảnh minh họa
2. Sếp nói "Cảm ơn"
Khi người khác nói "Cảm ơn", bạn thường trả lời là "Không có gì", từ ngữ lịch sự rất cơ bản và đơn giản. Nếu bạn nói câu này với sếp thì cũng chẳng có gì bất bình thường cả, tuy nhiên, câu này quá mức bình thường, sếp sẽ không nhận ra mức độ nghiêm túc và trách nhiệm với công việc của bạn. Điều này khiến bạn không thể nổi bật trước đám đông và tạo ấn tượng tốt cho cấp trên.
Những lần giao tiếp với sếp, đều là cơ hội thể hiện bản thân, bạn hãy nắm bắt mọi cơ hội. Nếu bạn thể hiện tốt và sếp công nhận điều đó, ngày bạn được tăng lương tiến chức hẳn không xa nữa. Những người có EQ cao sẽ không bao giờ trả lời sếp bằng câu "Không có gì", mà sẽ thể hiện bản thân qua từng lời nói.
- "Đây là điều tôi nên làm, nếu anh phát hiện có vấn đề gì, anh hãy liên hệ tôi, tôi sẽ khắc phục trong thời gian sớm nhất."
- "Đây là việc tôi nên làm"
3. Bị sếp mắng
Khi bị sếp phê bình, người EQ thấp muốn bỏ đi ngay lập tức, thậm chí đáp trả lại. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng, việc bị sếp mắng ở nơi làm việc là chuyện bình thường. Nếu sếp mắng bạn mà bạn đối đáp lại sếp, chẳng những không có tác dụng gì mà còn khiến bản thân bị mất việc.
Những người có EQ cao sẽ không hành động như vậy, vì họ biết thứ họ cần tại nơi làm việc là gì.
- Ngẫm lại bản thân:
Khi tôi đang làm nhiệm vụ này, tôi có suy nghĩ thấu đáo không?
Các bước trong phương án tôi vạch ra có khả thi không?
Nếu tôi là khách hàng hoặc sếp, tôi có hài lòng với kế hoạch này không?
Nếu bạn thường xuyên tự kiểm điểm chính mình, học cách đặt mình vào vị trí của người khác. Bạn sẽ thấy rằng đôi khi sếp phê bình bạn không phải vì nhắm vào bạn mà vì bạn đang có những chỗ thiếu sót.
- Hiểu rõ mục tiêu của mình:
Nhiều sinh viên mới ra trường, tâm lý vẫn chưa kịp chuyển hóa, thường mang theo cảm xúc từ trường học đến nơi làm việc. Nhưng bạn phải hiểu rằng thân phận của bạn đã thay đổi từ một sinh viên thành một người xã hội. Bạn không đến nơi làm việc để hưởng phúc, bạn cần phải trải qua sự chăm chỉ để đạt được mục tiêu.
Trong môi trường công sở, không có sự công bằng tuyệt đối nào cả. Cho dù bạn có phàn nàn hay không hài lòng thì công việc vẫn phải tiếp tục. Khi bị lãnh đạo quở trách, người có chỉ số EQ cao thường sẽ cân nhắc tìm ra vấn đề từ bản thân mình trước, sau đó cải thiện năng lực của mình. Bởi họ biết rằng chỉ khi bản thân đủ mạnh mẽ, mới có thể nhận được sự khẳng định của người khác.
GĐXH - Người EQ cao có thể nhận được sự yêu thương, tôn trọng từ cấp trên, đồng nghiệp vì cách xử sự khéo léo của mình.
GĐXH - Việc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.