Chuyên mục  


Tại Hong Kong, một ốc đảo xanh sống động trong thành phố đông đúc đã được dựng lên tại trường Quốc tế Pháp Henning Larsen, nơi mang đến cho 1100 học sinh không gian học tập đa văn hóa, đa sắc màu đồng thời tạo nền tảng cho môi trường làm việc sau này của các em.

Thiết kế nổi bật môi trường phát triển bền vững, giáo dục đa văn hóa

Trường Quốc tế Pháp Henning Larsen: “Ốc đảo xanh sống động” giữa lòng Hồng Kông

Ngôi trường nằm ngay sau mặt tiền kính vạn hoa được ghép từ 727 viên ngói nhiều màu sắc, như thông điệp truyền tải “môi trường phát triển bền vững, sôi động, góp phần hỗ trợ nền giáo dục đa văn hóa đẳng cấp thế giới”.

Tọa lạc tại quận Tseung Kwan O, với diện tích rộng tới 19.600 m2, bao gồm một loạt các không gian mở rộng lớn như “biệt thự”, mỗi khu có thể chứa 125 học sinh cùng lứa tuổi. Các giáo viên có thể tổ chức lớp học riêng hoặc chia sẻ không gian có tên Agora ở trung tâm, tạo điều kiện để thực hiện các hoạt động nhóm khác nhau.

Bản vẽ công trình Henning Larsen:

Với bức tường kính vạn hoa rực rỡ, Henning Larsen Hong Kong “thể hiện vật chất của môi trường bên trong”. Những gam màu tươi sáng, hoa văn nổi bật này tượng trưng cho tư duy tiến bộ, triển vọng quốc tế của ngôi trường, giảng dạy theo 5 ngôn ngữ.

Claude Godefroy, Giám đốc Thiết kế kiêm đối tác tại Henning Larsen Hong Kong cho biết: “Chúng tôi đã giải thể các lớp học truyền thống và tập trung vào cách không gian học tập có thể giúp giáo viên và lớp học làm việc cùng nhau trong một không gian mở, dễ hợp tác hơn”.

Đảm bảo chiến lược phát triển bền vững – kiến trúc xanh

Để hình thức và mặt tiền ngôi trường phù hợp với khí hậu và điều kiện của địa phương, phòng học được xây quay về hướng Bắc hoặc Nam, tránh nắng Đông – Tây, thiết kế tấm che nắng ở mặt tiền, ngăn ánh sáng chiếu trực tiếp vào phòng và đảm bảo không gian được phân bổ đầy đủ ánh sáng.

Đội ngũ thiết kế đã khéo léo sử dụng chất liệu kính trong để cung cấp thêm ánh sáng tự nhiên cho không gian trong nhà. Thiết kế chiếu sáng kiến trúc này là một trong những chiến lược phát triển bền vững, đặc biệt trong khu vực khí hậu nhiệt đới nhiều nắng và gió, phải đảm bảo cân bằng ánh sáng trong mọi thời điểm.

Ngoài ra, sự kết hợp của 42 cây xanh, bức tường bao phủ thực vật, vườn trên cao nhiều tầng và vườn bách thảo rộng 550m2 từ những loại cây bản địa ở miền Nam Trung Quốc vừa giúp cải thiện chất lượng không khí trong môi trường đô thị đông đúc, vừa tạo môi trường thực hành để học sinh tích lũy kinh nghiệm cũng như trải nghiệm những giá trị của thế giới tự nhiên. Đây cũng chính là điển hình về tính bền vững, thích ứng tối đa với khí hậu địa phương, giảm tiêu thụ năng lượng và tăng cường kết hợp phương pháp nhà thụ động.

Sau giờ học, khuôn viên trường biến thành một ốc đảo xanh yên tĩnh cho thành phố khan hiếm không gian tự nhiên như thế này. Phòng tập thể dục, khu triển lãm, căng tin và sân chơi có thể được mở cửa đón công chúng, cho phép ngôi trường là điểm tụ hội của các hoạt động.

“Với hàng loạt biện pháp bền vững, từ lựa chọn vật liệu đến thiết kế tiết kiệm năng lượng và đảm bảo ánh sáng ban ngày tuyệt vời nhất, chia sẻ không gian xanh với cộng đồng xung quanh, cơ sở mới của FIS mang đến những bài học về kiến trúc bền vững cho học sinh và các nhà xây dựng địa phương”.

Xem thêm hình ảnh công trình tại đây:

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Mười thiết kế sân chơi trường học đặc sắc
  • Trường tiểu học Tô Châu khuyến khích trẻ em hòa nhập
  • Trường tiểu học ở Gurugram – Môi trường giáo dục chan hòa cùng thiên nhiên | Urbanscape Architects

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020