Chuyên mục  


Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng khiến cho chất lượng môi trường sống của cư dân ở các đô thị lớn hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt, trong các trường học nội đô, vấn đề diện tích chật hẹp và ít có cơ hội được mở rộng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của học sinh. Thấu hiểu thực trạng trên, 04 công trình trường học tiêu biểu dưới đây tại London (Vương quốc Anh), Lisbon (Bồ Đào Nha), Hà Nội (Việt Nam) và Paris (CH Pháp) đã giải quyết có hiệu quả những thách thức của kiến trúc đô thị, hướng đến tạo dựng môi trường sống hài hòa, bản sắc, gần gũi với thiên nhiên.

kienviet-truong-hoc-noi-do-giup-giai-bai-toan-kien-truc-duoi-ap-luc-do-thi-hoa10.jpgTrường Trần Duy Hưng (Hà Nội, Việt Nam) được quy hoạch với không gian cây xanh trên mái giúp cản bức xạ nhiệt và tiếng ồn trực tiếp, mang đến không gian vui chơi, học tập và khám phá thiên nhiên, góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống, gia tăng diện tích cây xanh cho cảnh quan đô thị (Ảnh: Chimnon Studio)

Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy, so với những đứa trẻ 11-16 tuổi sống trong khu vực nội đô với đường phố đông đúc và các tòa nhà cao tầng, trẻ em ở khu vực ngoại thành có cơ hội tự trải nghiệm và khám phá thiên nhiên. Không gian trường học nội đô dù hiện đại nhưng khá xa cách và thiếu gần gũi với thiên nhiên.

Các thành phố vốn đã quá đông đúc đang tiếp tục mở rộng để giải quyết thách thức gia tăng dân số. Điều này có nghĩa là nhiều trường học đang phải chịu những hạn chế do kiến trúc “có phần công nghiệp và khô cứng” của khu vực nội đô gây ra, với các biểu hiện rõ nhất bao gồm ô nhiễm tiếng ồn – không khí – ánh sáng, thiếu không gian tự nhiên đặc biệt là không gian xanh, những hạn chế về mở rộng và chuyển đổi các không gian trường học tạo nên môi trường vi khí hậu tối ưu phù hợp.

Với các giải pháp thiết kế sáng tạo và được cân nhắc kỹ lưỡng, 04 công trình trường học nội thành tiêu biểu tại London (Vương quốc Anh), Lisbon (Bồ Đào Nha), Hà Nội (Việt Nam) và Paris (CH Pháp) đã cho thấy các định hướng thông qua các giải pháp kiến trúc trường học sáng tạo khoa học và phù hợp góp phần đáng kể trong việc cải tạo và đổi mới kiến trúc đô thị, tạo nên các không gian xanh, có chất lượng tối ưu dành cho học sinh cũng như cả cộng đồng người dân đô thị.

  • Trường tiểu học St. Christina ở London (Vương quốc Anh) do Paul Murphy Architects thiết kế
kienviet-truong-hoc-noi-do-giup-giai-bai-toan-kien-truc-duoi-ap-luc-do-thi-hoa3.jpgkienviet-truong-hoc-noi-do-giup-giai-bai-toan-kien-truc-duoi-ap-luc-do-thi-hoa1.jpgkienviet-truong-hoc-noi-do-giup-giai-bai-toan-kien-truc-duoi-ap-luc-do-thi-hoa8.jpgGiải pháp thiết kế sử dụng vách kính khổ lớn và tiếp cận trực tiếp với sân – hiên cung cấp ánh sáng tự nhiên cho các phòng chức năng bên trong, mang đến không gian gần gũi và chan hòa với thiên nhiên (Ảnh: Simon Kennedy) 

Nằm trong một khu vực đô thị đông đúc mật độ cao St. John’s Wood của thủ đô London (Vương quốc Anh), trường tiểu học St. Christina được xây dựng trong một khuôn viên chật hẹp, khi phải chia sẻ nhiều không gian chung với Nhà nguyện và Tu viện nằm kề bên. Điều này cho thấy trong quá trình phát triển của mình, dù nhu cầu chỗ học tăng cao nhưng khu trường học không có nhiều cơ hội để mở rộng thêm diện tích xây dựng và sử dụng. Để khắc phục, thiết kế quy hoạch của Paul Murphy Architects là tái cấu trúc, trong đó sắp xếp lại chiều cao tầng 1 để có thể mở rộng tối đa ba tầng phía trên.

Kiến trúc sư thiết kế công trình đã nhấn mạnh: “Quy hoạch tái sắp xếp thêm các tầng không có nghĩa là phải hy sinh không gian ngoài trời hiện có. Các không gian sân chơi và cây xanh trên mái tầng 1 và 3 sẽ góp phần gia tăng diện tích tiện ích sử dụng cho hoạt động giảng dạy các môn học ngoài trời. Việc tự tay trồng và chăm sóc cây xanh giúp gia tăng các trải nghiệm về tự nhiên cho học sinh nội đô, gia tăng quy mô diện tích cây xanh trong trường để đóng góp cho cảnh quan chung.

Trong khi đó, giải pháp thay đổi chiều cao khu vực tầng trệt giúp chiều cao trần nhà cao và rộng hơn. Những khoảng lấy sáng rộng trên mái đã khắc phục được các hạn chế về thiếu tiện nghi chiếu sáng tự nhiên cho các không gian nội thất, đặc biệt là không gian lớp học hiện có Diện tích cửa sổ góc, pano kính và khung cửa sổ rộng trên mặt tiền cao từ trần đến sàn đã góp phần tạo nên một môi trường học tập rộng rãi, nhiều ánh sáng và thoáng mát.

  • Trường Gremio ở Lisbon (Bồ Đào Nha) do Falanstério Atelier de Arquitetura thiết kế
kienviet-truong-hoc-noi-do-giup-giai-bai-toan-kien-truc-duoi-ap-luc-do-thi-hoa5.jpgkienviet-truong-hoc-noi-do-giup-giai-bai-toan-kien-truc-duoi-ap-luc-do-thi-hoa9.jpgkienviet-truong-hoc-noi-do-giup-giai-bai-toan-kien-truc-duoi-ap-luc-do-thi-hoa2.jpgHành lang ban công sân thượng của Trường Gremio được thiết kế hình vát cong và màu sắc nhẹ nhàng khuyến khích giảm stress và căng thẳng cho người sử dụng, hướng đến sự thanh bình và hòa nhập cho cộng đồng dân cư. (Ảnh: João Guimarães)

Việc thiết kế tổ chức những mái nhà “xanh” cũng được các kiến trúc sư của Falanstério Atelier de Arquitetura lựa chọn để phủ lên trên một phần mở rộng của Trường Gremio ở trung tâm Lisbon. Đây là giải pháp thiết kế với chi phí bảo trì thấp nhưng có thể tạo nên các điều kiện về tổ chức môi trường vi khí hậu tối ưu, giảm bức xạ nhiệt, góp phần cải thiện đáng kể cho môi trường sống khu vực nội đô đô thị xung quanh và giảm thiểu tác động trực quan của tòa nhà mới đối với các khu dân cư lân cận.

Việc bố trí các phòng học trong khối lớp học, tối ưu với khả năng tiết kiệm diện tích xây dựng tối đa cho phép không lãng phí bất kỳ phần nào của không gian bên trong. Hệ thống các hành lang hướng các tuyến ban công – trục giao thông chính về một phía của lớp học, tăng khả năng kết nối liên tục của học sinh với mọi không gian tiện ích trong trường.

Các kiến trúc sư thiết kế cho biết: “Để hướng đến không gian thanh bình, hài hòa, giảm vấn đề stress có xu hướng ngày càng gia tăng của cư dân đô thị, đặc biệt là học sinh, thiết kế hình khối công trình cũng tập trung vào các hình tròn để giảm góc cạnh và sử dụng bảng màu nhạt để góp phần mang lại cảm giác bình tĩnh, xã hội hóa và hòa nhập trong trường học. Với giải pháp mặt tiền đầy màu sắc và mái che cong, các khu vực cầu thang, ban công, lối bậc tam công được che chắn rất hiệu quả trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt”. 

  • Trường THCS Trần Duy Hưng (Hà Nội, Việt Nam) do Công ty Liên doanh Sunjin Việt Nam thiết kế
kienviet-truong-hoc-noi-do-giup-giai-bai-toan-kien-truc-duoi-ap-luc-do-thi-hoa.jpgThiết kế tối ưu về tổ chức vi khí hậu và cây xanh trên tầng mái, các không gian hành lang xanh thông gió và hành lang cầu giúp học sinh có nhiều không gian cho các hoạt động vui chơi và học tập  ngoài trời (Ảnh: Chimon Studio)

Các kiến trúc sư Công ty Liên doanh Sunjin Việt Nam thiết kế trường THCS Trần Duy Hưng giải thích: “Trong khi các không gian trải nghiệm thiên nhiên (đặc biệt là không gian vườn sinh vật vốn có vai trò quan trọng trong học tập và trải nghiệm thiên nhiên của học sinh) tại các trường nội thành ngày càng bị lãng quên, không gian tầng mái của trường THCS Trần Duy Hưng đã được thiết kế với mục đích tạo không gian vui chơi, đặc biệt là không gian xanh thú vị cho học sinh. Việc tổ chức và duy trì không gian vui chơi gắn với thiên nhiên xanh giúp học sinh khu vực nội đô khỏa lấp các khuyết thiếu, phát triển các trải nghiệm và hiểu biết về thế giới tự nhiên”.

Đường Trần Duy Hưng là khu vực phát triển nhanh của Hà Nội với mật độ dân cư đông đúc và nhiều tòa chung cư cao tầng mọc san sát. Ngôi trường 5 tầng cung cấp 44 phòng học được thiết kế và xây dựng đáp ứng hiệu quả cho số lượng học sinh nội đô ngày càng tăng.

Tại vị trí đô thị đông đúc và sầm uất, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Hà Nội, trường học được quy hoạch ở phía sau khu đất, cách xa đường chính, tận dụng các khối nhà cao tầng hiện hữu để che chắn các bức xạ mặt trời bất lợi, tạo nên điều kiện vi khí hậu tối ưu cho công trình. Bên cạnh đó, với việc cân nhắc sắp xếp các lớp học và không gian chung một cách khoa học đã đạt được khả năng tổ chức kiến trúc thụ động tối ưu về thông gió, chiếu sáng tự nhiên, chống ồn, đảm bảo tiện nghi tối đa và an toàn trong phòng cháy chữa cháy.

  • Trường trung học Notre-Dame des Oiseaux ở Paris (CH Pháp) do Bien Urbain – Atelier d’Architecture và Fayolle Pilon Architectes Associés thiết kế
kienviet-truong-hoc-noi-do-giup-giai-bai-toan-kien-truc-duoi-ap-luc-do-thi-hoa6.jpg1-6.png2-3.pngVới mặt tiền bằng gạch thủ công màu vàng, phần mở rộng của Trường Trung học Notre-Dame des Oiseaux vừa hài hòa với tổng thể kiến trúc cảnh quan đô thị hiện hữu vừa bổ sung thêm bản sắc và tiện ích sử dụng cộng đồng người dân khu vực nội đô TP Paris (Ảnh: 11h45)

Để đạt được các tiêu chí bền vững và thích ứng với nền kinh tế tuần hoàn mới của thủ đô Paris (CH Pháp), thiết kế cải tạo mở rộng công trình trường học Notre-Dame des Oiseaux ưu tiên các biện pháp tái sử dụng thích ứng giúp môi trường sống của cả cộng đồng dân cư trở nên hài hòa và hữu dụng hơn.

Đối mặt với những hạn chế về quy định chiều cao và mật độ xây dựng của thành phố Paris (CH Pháp), bảo tồn hài hòa tối đa với tổng thể các khối nhà cũ có niên đại từ thế kỷ 19, các kiến trúc sư đề xuất ý tưởng phá bỏ khu cửa hàng căng tin hiện có để xây dựng thay thế phần mở rộng mới là một khối lớp học cao 6 tầng. Các kiến trúc sư đã thiết kế hình khối và mặt tiền khối công trình với kiến trúc “Được xác định bởi sự đơn giản và trang nhã”. Công trình cũng định hướng đạt được tính bản sắc và trường tồn, hài hòa với tổng thể kiến trúc cảnh quan chung của đô thị Paris trong một thời gian dài.  

Ý tưởng và giải pháp thiết kế công trình trường học đã có sự thích ứng cao đối với về quy định về quy hoạch đô thị, bảo tồn di sản của thành phố Paris. Công trình dù quy mô nhỏ gọn nhưng đảm bảo tính tiện ích và hiệu quả sử dụng cao trên cơ sở đã khai thác tối đa các ưu thế tiềm năng của địa điểm xây dựng, tập trung xử lý các tiện ích tối ưu cho khối lớp học mới về kiến trúc cảnh quan, thẩm mỹ, tổ chức không gian nội thất. Sau khi hoàn thành, công trình đạt được sự hài hài hòa và mối liên hệ với cảnh quan khu đường phố Michel-Ange khi mặt tiền được tạo bởi những viên gạch vàng thủ công gợi nhớ đến màu đá của Paris. 

Dịch giả: THS.KTS Phạm Hoàng Phương, Viện Kiến trúc Quốc gia, Bộ Xây dựng

(Nguồn: Nhà nghiên cứu kiến trúc James Wormald, đăng tải trên Tạp chí khoa học Archdaily.com)

Xem thêm:

  • Công viên vườn tượng APEC – Biểu tượng kiến trúc mới độc đáo bên bờ sông Hàn | Công ty TNHH MTV Tư vấn Thiết kế & XD Phố Xanh
  • Khách sạn Bến Tre nổi bật với gạch nung địa phương | Sanuki Daisuke architects
  • The Gamelle – Phòng thí nghiệm độc đáo hình hạt đậu | Inrestudio
  • Cải tạo Trường mầm non Dịch Vọng Hậu dựa trên triết lý “học sinh là trung tâm” | Sunjin Việt Nam
  • Cải tạo trung tâm giao dịch kim cương thành tổ hợp sáng tạo Capital C Amsterdam | architectural studio ZJA
Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36-head.jpg
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

47-head.jpg
Để có dòng sông đẹp chảy qua thành phố

Mỗi đô thị lớn trên thế giới thường nổi tiếng với một dòng sông, và thước đo cho sự phát Read more

58-head.jpg
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

12-head.jpg
Nara, Cố đô cổ kính và duyên dáng

Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần Kyoto. Theo thống kê năm 2003, thành Read more

79-head.jpg
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 1)

Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Commune by the Great Wall) là một dự án khác thường: một Read more

83-head.jpg
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 2)

Trong lần đầu tiên đến thăm vị trí xây dựng công trình KTS. Shigeru Ban đã rất quan tâm đến Read more

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020