Chuyên mục  


z58616037349554b2c85e54b80b35092f5d61f04aa2daf-1727147942659720747477.jpg

Phim ghi lại cảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính đang đi công tác Bắc Giang, nhận điện thoại từ Yên Bái gọi tới và chỉ đạo họp trực tuyến sau đó để lên phương án cho Thủy điện Thác Bà sáng 10-9 - Ảnh chụp màn hình

Phim tài liệu Bom nước do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện, vừa phát trên VTV1 và được phát lại trên các hệ thống của VTV.

Phim ghi lại một cách chân thực những ngày miền Bắc "vật lộn" trong bão số 3 và chuyện nhà máy Thủy điện Thác Bà rơi vào tình thế nguy hiểm.

Hồi hộp lo đập vỡ chính Thủy điện Thác Bà

Phim mở đầu bằng hình ảnh của nước: "Không có gì mềm mại hơn nước nhưng cũng không có vật chất nào có sức công phá mạnh như nước".

Và ngày 7-9, với sức mạnh cực đại tăng 8 nấc chỉ trong vài giờ, siêu bão số 3 (Yagi) đổ bộ Hải Phòng, Quảng Ninh rồi tiến sâu đất liền với sức gió mạnh cấp 16, giật cấp 17.

Siêu bão này có cường độ mạnh nhất 30 năm qua, càn quét 10 tỉnh, thành của miền Bắc trước khi suy yếu thành áp thấp.

Chưa hết. Hoàn lưu sau bão gây ngập úng hàng loạt các tỉnh, thành miền Bắc. Lũ trên nhiều sông lên báo động mức độ 2, mức nguy hiểm.

Ngày 9-9, sau khi bão số 3 quét qua, các tỉnh miền núi phía Bắc phải đối mặt những trận mưa lớn, kéo dài kỷ lục và dòng nước lũ từ đầu nguồn đổ về gây sức ép cho Thủy điện Thác Bà đặt tại Yên Bái.

Khởi công từ năm 1964, với công suất 120MW ở thời điểm khánh thành năm 1971, Thủy điện Thác Bà là nhà máy thủy điện lớn nhất cả nước.

Chỉ cách Hà Nội 180km, đây là hồ nước mênh mông rộng 23.400ha. 3 tỉ m3 lòng hồ được ngăn lại bởi 1 đập chính và 18 đập phụ.

TS Hoàng Văn Thắng, chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam - cho rằng: "Nếu đập vỡ chính, đó là thảm họa". Còn ông Nguyễn Văn Quyền, tổng giám đốc nhà máy nói "không để xảy ra sự cố vì nếu không, ngập lụt rất lớn, quét từ đây ra sông Hồng".

z586157340924773188b4f612aff66cf1c20148e93050e-1727147633034783552686.jpgz5861582210346c9d71a7c5acbc12d563e540e4aa3c47a-17271476330601531294016.jpgz5861583857426059775ecb43cae0f32039ce08d4b711c-17271476330671451019409.jpg

Trận lũ lịch sử tháng 8-1971 của miền Bắc - Ảnh chụp màn hình

Thước phim của những ngày không thể nào quên

Song thời tiết diễn biến quá thất thường, nước tiếp tục đổ về ồ ạt. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải ra công điện yêu cầu nhà máy mở cửa xả thứ 3, cũng là cửa chính.

Phim Bom nước cũng kể về trận lũ lịch sử tháng 8-1971 của miền Bắc - được cơ quan thời tiết của Mỹ đánh giá "là một trong những thiên tai lớn nhất thế giới thế kỷ 20".

Một tổ hợp hiện tượng thời tiết đã gây ra trận đại hồng thủy lớn khiến 13 tỉnh vỡ đê và để lại hậu quả thảm khốc với gần 100.000 người dân thiệt mạng.

Trận lụt tại miền Bắc năm nay chưa bằng năm 1971, nhưng với diễn biến khó lường của nó không ai dám nghĩ tới hậu quả.

Đêm 9-9, rạng sáng 10-9, lũ lên đến 5.600m3/giây, trong khi thiết kế lưu lượng lũ về tối đa của hồ Thác Bà chỉ 3.000m3/giây và lưu lượng xả là 3.200m3/giây.

Ông Trần Huy Tuấn, chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái kể lại lượng nước từ thượng nguồn đổ về "vượt qua mọi quy chuẩn trong thiết kế".

z586156201016979486a6f3527d8398d6656bc33ec5947-17271477067991938341252.jpg

Kịch bản xấu nhất được đưa ra cho Thủy điện Thác Bà - Ảnh chụp màn hình

Hồ thủy điện Thác Bà rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Nhiều lãnh đạo từ trung ương đến địa phương mất ngủ. Phải chuẩn bị những kịch bản xấu nhất cho hồ Thác Bà, tức phải chủ động cắt lũ để đảm bảo an toàn cho hồ đập.

Khi xem lại những thước phim ghi lại, khán giả hồi hộp và như có cảm giác đang ở trong tâm quả bom nước này.

Trước nguy cơ hồ Thác Bà "vỡ trận", toàn bộ miền Bắc có thể chìm trong biển nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định ra lệnh nếu cần thiết thì phá đập số 4 khi nước vượt mức an toàn.

Rất may, sáng 11-9 trời không mưa, lưu lượng nước về và nước ra ngang bằng, đập an toàn, bà con phấn khởi về nhà.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020