Chuyên mục  


Đài quan sát Động lực học Mặt Trời (SDO) của NASA ghi nhận một cơn bão lửa (bão từ) xảy ra hôm 1/10 - mạnh nhất của chu kỳ 25, đồng thời cũng là mạnh nhất kể từ năm 2017.

Cơn bão lửa thuộc cấp X9.0. Trong thang đo bão lửa lớp X là mạnh nhất, cấp độ tiếp theo là M, và yếu nhất lần lượt là C, B, A, trong đó mỗi lớp đằng trước mạnh gấp ít nhất 10 lần lớp sau. Ở mỗi lớp, cường độ được phân loại chi tiết hơn từ 1 đến 9 theo sức mạnh tăng dần.

Khoảnh khắc ngọn lửa bùng phát từ Mặt Trời. Ảnh: NASA/SDO/AIA

Bão từ lần này được cho là giải phóng từ vết đen mặt trời AR3842. Nó khiến mất tín hiệu vô tuyến và gián đoạn liên lạc ở phía ban ngày của Trái Đất vào thời điểm đó, theo IFL Science hôm 5/10. Vết đen này đang hướng về Trái Đất và giải phóng các vụ phun trào nhật hoa hướng về hành tinh nơi con người đang sinh sống.

Hiện tượng bão từ này tác động lên hệ thống liên lạc, vệ tinh và cơ sở hạ tầng điện, nhưng các chuyên gia cho rằng "vẫn có thể kiểm soát vì biết cơn bão đang đến gần và sẽ biết phải làm gì". Ở góc nhìn tích cực khi bão địa mạnh sẽ xuất hiện cực quang thú vị.

Bão từ hay còn gọi là lửa mặt trời là những vụ giải phóng năng lượng khổng lồ liên quan đến các vết đen. Vết đen tối hơn vì chúng mát hơn các khu vực xung quanh nhưng lại có từ tính mạnh hơn nhiều. Từ trường ở đó có thể mạnh hơn khoảng 2.500 lần so với từ trường của Trái Đất, mạnh hơn đáng kể so với phần còn lại của Mặt Trời.

Bão từ cũng liên quan đến các vụ phun trào nhật hoa, khi plasma tích điện từ mặt trời được phóng với tốc độ cao vào không gian liên hành tinh. Plasma này có thể ảnh hưởng đến vệ tinh và cơ sở hạ tầng điện trên Trái Đất, cũng như tạo ra cực quang rực rỡ trên các vĩ độ cao.

Phần lớn bão địa từ không gây nguy hiểm, dù bão mạnh có thể làm gián đoạn đường truyền vô tuyến hoặc phá hủy đường dây điện cùng với nhiều cơ sở hạ tầng khác. Trong năm 2022, một khu vực hoạt động mạnh trên Mặt Trời bắn ra nhiều vệt lóa lớn và cơn phun trào vành nhật hoa (CME), hé lộ Mặt Trời đang "thức tỉnh" sau giai đoạn tĩnh lặng trong chu kỳ hoạt động kéo dài 11 năm.

Minh Thư (Theo IFL Science/Space)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020