Chuyên mục  


ban-sao-mao-danh-17281768085921131267589.jpg

Tài liệu một số người dùng để mạo danh Thanh tra Sở Y tế yêu cầu kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh thực phẩm - Ảnh: Sở Y tế TP.HCM

Chưa đầy một tuần đã có gần 20 Sở Y tế các tỉnh, thành phải phát đi thông báo khẩn khi bị mạo danh kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh thực phẩm, kiếm tiền "lo lót".

Đó là Sở Y tế các tỉnh, thành như: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Cần Thơ, Quảng Nam, An Giang, Đồng Tháp, Nghệ An, Lâm Đồng, Quảng Trị, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Vĩnh Long, Quảng Ninh, Long An, Bến Tre…

Một số người đã điện thoại đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh tự xưng là thành viên của "đoàn kiểm tra" sau đó yêu cầu kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh...

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết Bộ Y tế đã nhận được thông tin về việc nhiều Sở Y tế các tỉnh, thành bị mạo danh.

Đồng thời đã chỉ đạo Cục An toàn thực phẩm, văn phòng Bộ Y tế nhanh chóng phát đi cảnh báo.

Ngày 6-10, bà Trần Việt Nga, cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cho hay đã nhận được báo cáo của một số các tỉnh, thành về vụ việc nêu trên.

"Đây không phải là lần đầu tiên, trước đó có rất nhiều hình thức lừa đảo khác nhau như bán sách.

Đến nay chúng tôi chưa nhận được báo cáo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh về việc bị lừa đảo. Đơn vị sẽ nhanh chóng phát đi cảnh báo với các tỉnh, thành", bà Nga nói.

Cùng ngày Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản thông báo về việc bị giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành; Sở An toàn thực phẩm TP.HCM và Ban quản lý an toàn thực phẩm Đà Nẵng, Bắc Ninh.

Cục An toàn thực phẩm đã nhận được tin phản ánh từ một số Sở Y tế về việc bị mạo danh kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh.

"Đây là thủ đoạn lợi dụng cơ quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ để từ đó yêu cầu các cơ sở nếu không muốn bị kiểm tra thì chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản", văn bản nêu.

Trước thực trạng trên, Cục An toàn thực phẩm đề nghị giám đốc sở y tế các tỉnh, thành và các đơn vị nêu trên chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý về an toàn thực phẩm của địa phương thông tin toàn bộ nhân viên, cơ quan truyền thông của tỉnh, cơ sở sản xuất kinh doanh biết được thủ đoạn nêu trên.

Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh phát hiện các văn bản nghi ngờ giả mạo cần thông báo đến đường dây nóng của Sở Y tế, thanh tra sở y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc nơi gần nhất.

Đồng thời phối hợp với cơ quan công an để xử lý những trường hợp phát hiện sai phạm theo quy định.

Đối với các tỉnh bị ảnh hưởng của bão Yagi, đề nghị thông báo cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp tạm ngưng các hoạt động thanh tra, kiểm tra để khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3, đẩy nhanh sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát…

Từ việc mạo danh, thẩm quyền kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh

Theo quy định của Bộ Y tế hiện nay, các đơn vị có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm với cơ sở kinh doanh, sản xuất như sau:

- Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.

- Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh.

- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp huyện.

- UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), trạm y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020