Chuyên mục  


dji0289-17269710485321662258753.jpg

Lầu ông Phủ 100 năm tuổi có nguy cơ bị tháo dỡ để làm đường ven sông Đồng Nai - Ảnh: AN BÌNH

Biệt thự cổ của Đốc phủ Võ Hà Thanh (còn gọi là nhà lầu ông Phủ), nằm tại khu phố 5, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa. Công trình được xây dựng vào năm 1922 và hoàn thành năm 1924, cùng thời với Tòa bố Biên Hòa.

Căn nhà gồm 2 tầng, được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây, mặt tiền nhìn ra sông Đồng Nai. Để xây dựng ngôi biệt thự này, 100% nguyên vật liệu được nhập từ Pháp.

Vào năm 1996, bộ phim nổi tiếng một thời Người đẹp Tây đô đã chọn ngôi nhà này làm bối cảnh chính để quay.

Với tuổi đời trăm năm, biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh có ý nghĩa rất lớn về văn hóa, lịch sử và kiến trúc.

Vì vậy việc tháo dỡ công trình này để làm dự án đường ven sông khiến nhiều người tiếc nuối, mong muốn giữ gìn.

Theo bảng chiết tính giá bồi thường để thực hiện dự án đường ven sông Đồng Nai của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Biên Hòa, cơ quan chức năng định giá bồi thường ngôi biệt thự cổ này số tiền gần 5,4 tỉ đồng.

dji0272-1726971580896967049798.jpg

Biệt thự xây dựng vào đầu thế kỷ XX với kiến trúc phương Tây, có ý nghĩa rất lớn về lịch sử và văn hóa - Ảnh: AN BÌNH

Bà Đặng Thị Linh Phương, người sống trong ngôi biệt thự cổ trên, cho biết ngôi nhà do ông cố của bà xây dựng. Đến năm 1978, bà Phương chuyển vào sinh sống tại ngôi nhà này cho đến nay.

Về thông tin ngôi biệt thự bị giải phóng để làm đường ven sông, gia đình bà Phương bày tỏ nguyện vọng mong muốn cơ quan chức năng xem xét có phương án giữ lại ngôi nhà.

Sau khi dư luận lên tiếng, mới đây đại diện Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan chức năng của thành phố Biên Hòa đã khảo sát thực tế vị trí biệt thự bị ảnh hưởng.

Qua khảo sát, cơ quan chức năng ghi nhận khu vực quy hoạch để thực hiện dự án sẽ "lấn" vào nhà lầu ông Phủ khoảng 9m, tương đương khoảng một nửa biệt thự này nằm trong phạm vi quy hoạch thực hiện dự án.

img4385-1726972454084317730143.jpg

Lực lượng chức năng Đồng Nai khảo sát thực tế ngôi biệt thự cổ trăm tuổi sau khi dư luận lên tiếng - Ảnh: AN BÌNH

Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nhận định có 2 giải pháp làm dự án đường ven sông mà vẫn giữ gìn biệt thự trăm tuổi trên.

Đầu tiên là nhờ "thần đèn" di dời biệt thự vào bên trong và dành quỹ đất để biến khu vực này thành một điểm đến về văn hóa, du lịch.

Thứ hai là có thể "nắn" lại tuyến đường ra phía sông Đồng Nai. Khi đó tuyến đường ven sông sẽ đi ngang công trình trăm tuổi, mở ra tiềm năng về lâu dài cho Biên Hòa trong việc phát triển đô thị ven sông.

Biệt thự cổ có giá trị lịch sử và văn hóa

Theo ông Trần Quang Toại, chủ tịch Hội khoa học lịch sử Đồng Nai, Đốc phủ Võ Hà Thanh có ý nghĩa về giá trị lịch sử và văn hóa.

Trong đó nền gạch, xi măng, sắt thép… đều được nhập từ Pháp về. Kể cả thợ xây dựng cũng không phải huy động người tại chỗ mà thuê thợ, trong đó có nhiều thợ là người Hoa có kinh nghiệm".

Ngoài công trình nhà Đốc phủ Võ Hà Thanh, Đồng Nai cũng còn những di tích lịch sử văn hóa khác. Nếu giữ được di tích này sẽ tạo một kết nối bền chặt hơn về văn hóa lịch sử giữa con sông Đồng Nai với khu vực trên bờ của thành phố Biên Hòa.

Cũng theo ông, trong việc quy hoạch và phát triển đô thị sẽ có một vấn đề phát sinh là mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển các giá trị di sản trên địa bàn. Giải quyết mâu thuẫn này là một vấn đề rất khó khăn.

Riêng cá nhân ông, việc "nắn" lại đường ven sông Đồng Nai là hoàn toàn trong khả năng. Vì vậy, nếu có điều kiện thì các cơ quan chức năng cũng xem xét phương án này nhằm bảo tồn được biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020