Chuyên mục  


Mỡ nội tạng là chất béo bao bọc xung quanh các cơ quan vùng bụng sâu bên trong cơ thể, khó xác định bằng mắt thường. Quá nhiều mỡ nội tạng không chỉ làm vùng bụng phình to, ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, mỡ máu...

Mỡ nội tạng thường khó nhận biết được bằng mắt thường.

Chuyên gia gợi ý ba cách đơn giản để kiểm tra mỡ nội tạng cơ thể:

Đo vòng eo: Nữ giới vượt quá 80 cm, nam giới vượt quá 90 cm cho thấy mỡ tích tụ ở bụng hơi dày.

Hình dáng cơ thể: Người có dáng quả lê, quả táo có xu hướng tích nhiều mỡ nội tạng ở vùng bụng.

Tỷ lệ mỡ cơ thể: Nữ giới không nên để tỷ lệ mỡ cơ thể vượt quá 30% còn nam giới không nên vượt quá 25%.

Nguyên tắc cơ bản để giảm mỡ nội tạng được chuyên gia khuyến cáo như sau:

1. Hai nhiều

- Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ khi đi vào cơ thể có hai chức năng chính. Thứ nhất, nó giúp giảm tốc độ hấp thụ chất béo của cơ thể, sau đó thúc đẩy việc đào thải ra bên ngoài, nhờ đó giảm việc hấp thụ, tích tụ chất béo. Thứ hai, chất xơ góp phần lấy đi chất béo và cholesterol xấu trong mạch máu thông qua quá trình lưu thông, do vậy giảm mỡ và giảm cholesterol. Lượng chất xơ được khuyến cáo nên ăn vào mỗi ngày khoảng 25 - 30 g. Ngoài các loại rau lá xanh, chất xơ còn tồn tại nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám, các loại hạt, cây họ đậu. Các loại trái cây chứa nhiều chất xơ, nhưng cũng có đường nên cần hạn chế trái cây có lượng đường cao.

Chế độ ăn giàu chất xơ tốt cho sức khỏe nói chung và giúp kiểm soát lượng mỡ cơ thể hiệu quả.

- Uống nhiều nước

Uống khoảng hai lít nước mỗi ngày là nền tảng cơ bản để duy trì sức khỏe thể chất cũng như hỗ trợ quá trình trao đổi chất, làm mềm chất thải để tống khứ ra bên ngoài dễ dàng hơn, nhờ đó loại bỏ chất độc, chất béo thay vì tích tụ chúng trong cơ thể. Uống đủ lượng nước cơ thể cần cũng giúp duy trì cảm giác no bụng, hạn chế ăn vặt - một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mỡ nội tạng.

2. Một ít

Ăn ít đồ chiên rán, đồ ngọt: Tinh bột, đường ngọt là thủ phạm chính làm lượng đường trong máu tăng cao, kéo theo nguy cơ tích trữ chất béo, đặc biệt ở vùng bụng. Các thức uống chứa nhiều đường như nước ngọt, soda, trà sữa cũng gây tăng lượng chất béo, hình thành mỡ nội tạng, kéo theo tình trạng gan nhiễm mỡ. Chất béo chuyển hóa có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán ngập dầu...

Duk Sun (Theo Sundaymore)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020