Chuyên mục  


tt10-1734744615573-17347446159071359452956.png

Ảnh minh họa

Dầu tăng nhẹ

Giá dầu giảm nhẹ vào thứ Sáu khi thị trường cân nhắc các yếu tố nhu cầu của Trung Quốc và kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát của nước này đang giảm.

Giá dầu thô Brent đóng cửa tăng 6 cent, hay 0,08%, lên 72,94 USD/thùng. Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 8 cent, hay 0,12%, lên 69,46 USD/thùng.

Tính chung cả tuần, cả 2 loại dầu đều giảm giá khoảng 2,5% do lo ngại về triển vọng nhu cầu trong tương lai sau khi Trung Quốc công bố các dữ liệu về kinh tế yếu kém và ngân hàng trung ương Mỹ phát tín hiệu giảm tốc độ cắt giảm lãi suất.

Vàng tăng

Giá vàng tiếp tục tăng vào thứ Sáu, được hỗ trợ bởi đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau khi dữ liệu kinh tế cho thấy lạm phát của Mỹ đang chậm lại, mặc dù triển vọng Cục Dự trữ Liên bang chậm giảm lãi suất đã khiến giá vàng giảm trong tuần này (so với tuần trước).

Giá vàng giao ngay tăng 1,2% lên 2.624,15 USD/ouncel vàng kỳ hạn tháng 2/2025 tăng 1,4% lên 2.645,10 USD.

Đồng USD giảm 0,6% so với mức cao nhất trong hai năm, khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với người mua ở nước ngoài, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ so với mức cao nhất trong hơn sáu tháng.

Báo cáo cho thấy lạm phát hàng tháng ở Mỹ đã chậm lại trong tháng 11 sau khi cải thiện rất chậm trong những tháng gần đây. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ tháng 11/2024 chỉ tăng 0,1% sau khi tăng 0,2% vào tháng 10 (dữ liệu chưa điều chỉnh).

Đồng tăng

Giá đồng tăng nhẹ vào thứ Sáu - từ mức thấp nhất trong năm tuần chạm tới trong phiên trước - khi đồng USD Mỹ giảm từ mức cao nhất trong hai năm, mặc dù lo ngại về triển vọng nhu cầu đã khiến kim loại này tiếp tục giảm tuần thứ hai liên tiếp.

Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,6% lên 8.935,50 USD/tấn.

Cao su tăng nhẹ

Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng nhẹ vào thứ Sáu do đồng yên yếu, nhưng tính chung cả tuần tăng tuần thứ hai liên tiếp trong bối cảnh triển vọng nhu cầu toàn cầu ảm đạm.

Hợp đồng cao su giao tháng 5 của Sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa tăng 1,1 yên, tương đương 0,3%, lên 367,0 yên (2,34 USD)/kg, mặc dù đã giảm 0,65% trong tuần.

Hợp đồng cao su tháng 5 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giảm 45 nhân dân tệ, tương đương 0,25%, xuống còn 17.660 nhân dân tệ (2.420,11 USD) một tấn. Hợp đồng này cũng giảm 4,27% trong tuần này.

Ca cao tăng hơn 6% trong một tuần

Giá ca cao kỳ hạn tương lai giảm vào thứ Sáu nhưng kết thúc tuần với mức tăng hơn 6% đưa mặt hàng này lên mức cao kỷ lục.

Giá ca cao kỳ hạn tương lai trên sàn ICE ở New York giảm 153 USD, tương đương 1,3%, xuống còn 11.954 USD/tấn lúc đóng cửa phiên thứ Sáu. Hợp đồng đã tăng 7% trong tuần. Giá đã tăng lên mức cao kỷ lục là 12.931 USD vào thứ Tư.

Giá ca cao trên sàn London giảm 1,8% xuống còn 9.492 bảng Anh/tấn.

Các đại lý cho biết giá tiếp tục được hỗ trợ bởi dự báo sản xuất giảm sút tại các nước trồng cacao hàng đầu thế giới - là Bờ Biển Ngà và Ghana, dẫn tới khả năng mùa vụ 2024/25 thế giới sẽ thiếu hụt năm thứ 4 liên tiếp.

Đậu tương tiếp tục tăng

Giá đậu tương kỳ hạn tương lai tại sàn Chicago tăng vào thứ Sáu do hoạt động mua vào để bù đắp cho hoạt động bán khống trước cuối tuần và hoạt động mua vào mang tính kỹ thuật, sau khi dự báo về một vụ mùa bội thu ở Nam Mỹ đã khiến giá đậu tương kỳ hạn tương lai giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm chỉ một ngày trước đó.

Giá đậu tương trên sàn Chicago tăng 11-1/2 cent lên 9,74-1/2 USD/bushel, song tính chung cả tuần giảm 1,4%.

Cà phê arabica tăng, robusta giảm

Giá cà phê Arabica kỳ hạn tương lai trên sàn ICE tăng 1,25 cent, hay 0,4%, lên 3,25 USD/lb khi tâm điểm chú ý của thị trường vẫn là triển vọng vụ mùa năm sau tại Brazil sau đợt hạn hán năm nay.

Cà phê Robusta giảm 0,9% xuống còn 5.002 USD/tấn.

Gạo giảm

Giá gạo Ấn Độ giảm trong tuần này do đồng rupee mất giá và nguồn cung tăng, trong khi giá gạo Việt Nam giảm nhẹ do lo ngại nhu cầu từ Philippines có thể giảm.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tuần này được báo giá ở mức 440-446 USD/tấn, giảm so với 444-450 USD/tấn trong tuần trước. Gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 447-455 USD/tấn trong tuần này.

Gạo 5% tấm của Việt Nam tuần này được chào bán ở mức 495-508 USD/tấn, so với mức 509 USD/tấn của tuần trước, sau khi có thông tin Bộ Nông nghiệp Philippines phát tín hiệu mua gạo từ Ấn Độ và Pakistan.

Gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức 512 USD/tấn, so với mức giá 510-515 USD/tấn của tuần trước.

Quặng sắt giảm

Giá quặng sắt giảm trong phiên thứ tư liên tiếp và tính chung cả tuần cũng giảm do nhu cầu chậm lại theo mùa ở Trung Quốc cũng như lo ngại về triển vọng nhu cầu trong năm 2025.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc kết thúc phiên thứ Sáu giảm 0,77% xuống còn 769 nhân dân tệ (105,38 USD) một tấn. Giá đã giảm 3,7% trong tuần.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 1 trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore giảm 1,24% xuống còn 100,55 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 25 tháng 11, tiến gần đến mức tâm lý quan trọng là 100 USD/tấn.

Giá đã giảm 3,2% trong tuần này.

Dầu cọ giảm tuần thứ 2 liên tiếp

Giá dầu cọ Malaysia kỳ hạn tương lai kết thúc phiên giao dịch thứ Sáu giảm, tính chung cả tuần cũng giảm tuần thứ hai liên tiếp, chịu áp lực từ nhu cầu xuất khẩu chậm chạp.

Hợp đồng dầu cọ giao tháng 3 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia đã giảm 74 ringgit, tương đương 1,64%, xuống còn 4.434 ringgit một tấn lúc đóng cửa phiên thứ Sáu.

Hợp đồng đã giảm 9,6% trong tuần này.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 21/12:

-17347446175251589033427.jpg

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020