Chuyên mục  


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nguồn cung thịt bò từ các trang trại, các hộ chăn nuôi trong nước chỉ chiếm khoảng 10 - 20% số lượng cung ứng trên thị trường. Phần còn lại là các loại thịt bò nhập khẩu . Ngoài phần nhỏ từ Mỹ, Australia, Brazil qua đường biển, bò chủ yếu được nhập về Việt Nam qua đường bộ từ các nước lân cận với số lượng hàng trăm ngàn con mỗi năm.

Tại làng mổ bò ở Phú Xuyên, Hà Nội, hàng loạt lò mổ bắt đầu sáng đèn, nhà ít thì mổ 5 - 7 con, nhà nhiều thì 15 - 20 con. Tất cả để phục vụ cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận.

Mỗi tháng có hàng ngàn con bò nhập ngoại qua đường bộ được đưa về làng mổ bò ở Phú Xuyên, Hà Nội giết mổ.

Với khoảng 50 lò mổ, mỗi tháng có hàng ngàn con bò nhập ngoại qua đường bộ được đưa về đây giết mổ.

"Nhà mình ngày nào cũng thế. Có những ngày như thứ Bảy, Chủ nhật lên tầm 13, 15, 16 là như bây giờ. Vào những ngày đẹp rơi vào tầm 20 con, ngày nào cũng thế. Tiêu chuẩn là một tháng tầm hơn 300 con", một chủ lò mổ cho biết.

Vậy tại sao bò từ các nước lân cận lại nhập khẩu về Việt Nam nhiều như thế? Câu trả lời từ các chủ lò mổ là: "Bò nước ngoài thịt đẹp, giá nhập về luôn rẻ hơn bò trong nước". Chỉ cần một cú điện thoại, tối đa 2 ngày sau bò sẽ được vận chuyển về tận lò mổ.

Tuy nhiên các thương lái cũng lưu ý, bò nhập ngoại này cần mổ sớm, nếu không độ nạc và màu thịt sẽ xuống rất nhanh, khó tiêu thụ. Trường hợp không mổ kịp cần cho bò ăn một loại bột được các trang trại nước ngoài gửi kèm theo xe.

Các thương lái cho biết, bò nhập ngoại cần mổ sớm, nếu không độ nạc và màu thịt sẽ xuống rất nhanh, khó tiêu thụ.

Chỉ qua vài câu chuyện dưới vai những người tìm hiểu thị trường để chuẩn bị nhập bò về Việt Nam, có nhiều câu hỏi về chất lượng thịt của những con bò được cho ăn loại thuốc đến chuột ngửi cũng béo, như ông chủ lò mổ đã vô tình tiết lộ.

Các loại bò nhập ngoại qua đường bộ hiện có mặt ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đặc biệt là Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc. Để ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò vào nội địa tiêu thụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố, đặc biệt là Quảng Bình, Quảng Trị tập trung ngăn chặn, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không để xảy ra tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò và hợp thức hóa nguồn gốc trâu, bò nhập lậu, làm giả giấy tờ kiểm dịch nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn.

Theo Ban Thời sự

VTV.VN

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020