Trong đó, hàm lượng Etylen oxi t được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Trung Quốc) phát hiện lần này không chỉ có trên gói gia vị (hàm lượng 3,438 mg/kg) mà còn phát hiện cả trên vắt mì (hàm lượng 0,107 mg/kg).
Để giữ uy tín của sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường xuất khẩu, Bộ Công Thương đề nghị Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu khẩn trương báo cáo về các loại sản phẩm thực phẩm (tên sản phẩm, số lượng, lô sản xuất, hạn sử dụng, thị trường xuất khẩu, bản sao hồ sơ tự công bố thực phẩm kèm theo kết quả kiểm nghiệm) do công ty sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam và xuất khẩu sang thị trường Đài Loan trong năm 2022 và qui trình công nghệ sản xuất mì ăn liền của công ty.
Cùng đó, Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu phải có báo cáo đánh giá nguy cơ về khả năng xuất hiện Etylen oxit trong các sản phẩm mì ăn liền do công ty sản xuất, kinh doanh kèm theo biện pháp kiểm soát tương ứng.
“Để tránh thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng lâu dài đến uy tín trong hoạt động thương mại, Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu cần hết sức thận trọng, tìm hiểu kỹ về các quy định, các biện pháp đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, kiểm dịch động, thực vật liên quan đến sản phẩm của từng thị trường thông qua hệ thống các cơ quan, tổ chức hỗ trợ, tư vấn”, Bộ Công Thương yêu cầu.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu gửi báo cáo của công ty về Bộ Công Thương trước ngày 25/11.
Đầu tháng 9 vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo về vụ việc lô hàng mỳ Hảo Hảo của Công ty Acecook tại thị trường châu Âu bị phát hiện có chứa
Đầu tháng 9 vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo về vụ việc lô hàng mỳ Hảo Hảo của Công ty Acecook tại thị trường châu Âu bị phát hiện có chứa chất cấm Ethylene Oxide (EO). Theo Bộ Công Thương, qua kiểm tra, mỳ Hảo Hảo tiêu thụ ở trong nước, đến nay vẫn đảm bảo quy định của Việt Nam và Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ một số thực phẩm khác.
Trước đó, cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu liên tiếp ra thông báo liên quan đến việc phát hiện mỳ Hảo Hảo, miến Good của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam và mỳ khô vị bò gà có tên tiếng Anh “Dried noodles with chicken – and beefspices” của Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Hương có chứa chất cấm EO. Kết quả phân tích EO trên hệ thống cảnh báo nhanh của châu Âu, mỳ Hảo Hảo có dư lượng 0,066 mg/kg; mỳ khô vị bò gà 0,052 mg/kg trong khi quy định của EU là dưới ngưỡng 0,05 mg/kg.
Nguyên nhân được phía EU cho biết là do sản phẩm chứa trái phép chất 2-chlorethanol berechnet als ethylenoxid dưới dạng Ethylenne oxide.
Vụ việc sản phẩm mỳ Hảo Hảo và miến Good bị thu hồi tại một số nước vừa qua cũng là lời “cảnh tỉnh” đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm muốn xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn EU không chỉ đối với quy trình sản xuất - kinh doanh nội bộ mà còn phải có giải pháp hữu hiệu đảm bảo mọi nguồn nguyên liệu cung cấp từ bên ngoài không chứa các chất tồn dư bị cấm. Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm không thể trả lời “các nhà cung cấp nguyên liệu đã cam kết...” khi sản phẩm không đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo cơ quan An toàn thực phẩm Ireland, Ethylenne oxide là chất không gây nguy hiểm cấp tính, nhưng có thể gây ung thư và gây vô sinh nếu thường xuyên sử dụng trong thời gian dài. Do đó, người tiêu dùng cần hạn chế việc tiếp xúc với chất này.
Theo Phạm Tuyên
Tiền Phong