Chuyên mục  


afp2024100436hw4jgv1highresnkoreaskoreausconflict-17298466603681823453018.jpg

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong một chuyến thị sát một căn cứ huấn luyện ở Triều Tiên vào đầu tháng 10 - Ảnh: AFP/KCNA

Gần đây, quân đội Triều Tiên đã trở thành tâm điểm chú ý giữa những cáo buộc của Mỹ, Hàn Quốc và Ukraine về việc hàng nghìn binh sĩ Bình Nhưỡng được điều động tới Nga.

Một trong những quân đội lớn nhất thế giới

Quân đội Triều Tiên (KPA) ước tính có 1,3 triệu lính chính quy, là một trong những quân đội lớn nhất trên thế giới, chỉ xếp sau các nước như Trung Quốc và Mỹ.

Hãng tin Reuters dẫn dữ liệu từ Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) cho biết Triều Tiên cũng có khoảng 600.000 quân dự bị và 5,7 triệu quân dự bị Hồng vệ binh công-nông trong số nhiều đơn vị không vũ trang.

pic0084716-17296375148211225444524.jpg

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong chuyến thị sát căn cứ tên lửa chiến lược, ảnh do KCNA đăng tải hôm 23-10 - Ảnh: KCNA

Các lực lượng trong KPA bao gồm lục quân, không quân, hải quân và các lực lượng chiến lược được trang bị tên lửa đạn đạo có thể gắn đầu đạn hạt nhân. Trong đó, lực lượng không quân Triều Tiên ước tính có khoảng 110.000 binh sĩ và hải quân có 60.000 binh sĩ.

Tất cả nam giới Triều Tiên trong độ tuổi từ 17-30 đều phải nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ quân sự kéo dài từ 3-12 năm.

Một số thông tin cho rằng Triều Tiên đã là một trong 9 quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân (cùng với Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Anh, Pakistan, Ấn Độ và Israel).

Bình Nhưỡng tuyên bố đã chế tạo một số tên lửa có thể gắn bom hạt nhân, từ vũ khí chiến thuật tầm ngắn đến tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), với tầm bắn có thể vươn tới bất kỳ nơi nào tại Mỹ.

afp20220426328y62av2highresnkoreapolitics-17298469640981590655237.jpg

Lực lượng xe tăng Triều Tiên trong cuộc diễu binh vào năm 2022 - Ảnh: AFP/KCNA

KPA cũng sở hữu lượng lớn thiết bị quân sự thông thường mặc dù nhiều trong số đó đã cũ, bao gồm xe tăng T-34 thời Liên Xô, các mẫu xe tăng của Trung Quốc cũng như các mẫu xe tăng sản xuất trong nước như Chonma-ho hay Songun-ho.

Theo Sách trắng quốc phòng năm 2022 của Quân đội Hàn Quốc, các đơn vị thiết giáp và cơ giới của KPA sở hữu hơn 6.900 xe tăng và xe bọc thép.

Lực lượng hải quân Triều Tiên (KPANF) có khoảng 470 tàu mặt nước, bao gồm tàu tên lửa dẫn đường, tàu phóng ngư lôi, tàu tuần tra cỡ nhỏ và tàu hỗ trợ hỏa lực.

Triều Tiên được cho là có khoảng 70 tàu ngầm, bao gồm các tàu lớp Romeo được thiết kế từ thời Liên Xô và tàu ngầm mini.

Trong vài năm trở lại đây, Triều Tiên đã có động thái tăng cường sức mạnh hải quân với các loại vũ khí hạt nhân mới, bao gồm phương tiện dưới nước không người lái, tàu chiến và tàu ngầm tên lửa đầu tiên đi vào hoạt động.

Theo IISS, không quân Triều Tiên có hơn 400 chiến đấu cơ, 80 máy bay ném bom hạng nhẹ và hơn 200 máy bay vận tải. Tuy nhiên nhiều máy bay trong số này có từ thời Liên Xô, một số có thể đã có tuổi đời từ 40-80 năm và không còn khả năng hoạt động hoặc không còn trong biên chế.

Triều Tiên triển khai quân đội như thế nào?

afp2024100436hw4jhv1highresnkoreaskoreausconflict-1729846857247703464995.jpg

Lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên tại căn cứ huấn luyện ở địa điểm không xác định - Ảnh: AFP/KCNA

Phần lớn quân đội Triều Tiên được triển khai gần khu vực phi quân sự (DMZ) dài 248km phân chia hai miền Triều Tiên.

KPA đã tìm cách bù đắp cho những hạn chế bằng cách tập trung vào các năng lực phi đối xứng. Đó là các lực lượng đặc nhiệm, các loại vũ khí hóa học, sinh học và pháo binh.

Sự phát triển tên lửa đạn đạo hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong tư duy chiến lược của nước này.

Triều Tiên cho biết kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân là cần thiết để chống lại các mối đe dọa từ Mỹ và các đồng minh của Washington, những bên đã tham chiến trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Theo Sách trắng của Hàn Quốc, 6.800 binh sĩ tác chiến mạng của KPA đang phát triển các công nghệ mới để tăng cường lực lượng không gian mạng của Triều Tiên.

Theo ấn bản The World Factbook của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), từ năm 2010 đến năm 2020, chi tiêu quân sự ước tính chiếm 20-30% GDP hằng năm của Triều Tiên.

Vào tháng 1 vừa qua, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ chi gần 16% ngân sách cho quốc phòng.

Một số hình ảnh về lực lượng và năng lực quân sự của Triều Tiên:

kim-jong-un-17261987813442075752869.jpg

Ông Kim Jong Un thị sát cơ sở làm giàu uranium, nhưng không rõ thời gian và địa điểm. Ảnh được truyền thông Triều Tiên công bố ngày 13-9 - Ảnh: RODONG SINMUN

edit-kim-jong-un-tham-khong-quan-9read-only-1701445072818544630135.png

Ảnh do KCNA công bố vào năm 2023 cho thấy ông Kim Jong Un đến thăm lực lượng không quân - Ảnh: KCNA

2024-03-18t224018z1465576354rc2mo6a3xz77rtrmadp3northkorea-missiles-17108088730261397567819.jpg

Một buổi huấn luyện của lực lượng pháo binh do nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hướng dẫn được tổ chức vào ngày 18-3 - Ảnh: REUTERS

2023-02-09t023737z1404064802rc2e7z942ezlrtrmadp3northkorea-military-anniversary-parade-1675910389426653492828.jpg

Cuộc duyệt binh ở Triều Tiên - Ảnh: REUTERS

afp2024051834rx4d3v1highresnkoreadefencemilitary-1729847928583810240619.jpg

Ông Kim Jong Un đến thăm một cơ sở sản xuất quốc phòng ở Triều Tiên vào tháng 5-2024 - Ảnh: AFP/KCNA

afp2023121934849wzv9highrescorrectiontopshotnkoreamilitarymissile-1729848059016882117088.jpg

Ông Kim Jong Un và con gái theo dõi vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasongpho-18 vào năm 2023 - Ảnh: AFP/KCNA

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020