Chuyên mục  


6-1695742455297787599114.jpg

Chúng ta không có cơ hội nhìn thấy Mặt trời nổ - Ảnh: YOUTUBE

Mặt trời là ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt trời, chiếm gần như toàn bộ khối lượng của hệ này và tạo ra năng lượng bằng phản ứng hạt nhân trong lõi của nó. 

Mặt trời được hình thành từ một quá trình nhiệt hạch, trong đó nhiệt độ và áp suất cao tạo ra năng lượng mạnh mẽ để phản ứng tổng hợp hạt nhân, chuyển đổi hydro thành helium.

Cuối cùng, khí heli sẽ tích tụ trong lõi Mặt trời, khiến phản ứng nhiệt hạch trở nên đậm đặc hơn và Mặt trời nóng hơn.

Theo Trang tin Universe Today, Mặt trời sẽ sáng hơn 1% sau mỗi 100 triệu năm.

Khi khí hậu nóng lên, các đại dương sẽ bốc hơi và bầu khí quyển của chúng ta sẽ bị loại bỏ, khiến Trái đất trông giống sao Kim hơn - nơi bầu không khí bị carbon dioxide độc hại bóp nghẹt do hiệu ứng nhà kính quá mức.

Trong một nghiên cứu năm 2008, các nhà khoa học K.P Schroder và Robert Cannon Smith, viết: "Mặt trời nóng lên sẽ làm các đại dương trên Trái đất bốc hơi, sau đó bức xạ Mặt trời sẽ thổi bay hydro khỏi nước. Trái đất sẽ không còn đại dương và cuối cùng sẽ tan chảy".

Trang web của NASA viết: "Khi Mặt trời bắt đầu chết, nó sẽ giãn nở ra thành một ngôi sao đỏ khổng lồ, đến mức nó sẽ nhấn chìm sao Thủy và sao Kim, và có thể cả Trái đất nữa".

Điều này sẽ xảy ra trong khoảng 5 tỉ năm nữa.

Nhà vật lý thiên văn Paul Sutter viết cho Trang khoa học Space.com: "Nếu bầu khí quyển căng phồng của Mặt trời chạm tới thế giới của chúng ta, Trái đất sẽ tan biến trong vòng chưa đầy một ngày".

Nhưng ngay cả khi quá trình giãn nở của Mặt trời dừng lại trong thời gian ngắn thì nó cũng sẽ không tốt cho Trái đất.

Năng lượng cực lớn do Mặt trời phát ra sẽ đủ mạnh để làm bốc hơi đá, không để lại gì ngoài lõi sắt dày đặc của hành tinh chúng ta.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020