Chuyên mục  


afp2025010336rv64uv3highrestopshotskoreaaviationaccident-1736142816546534272621.jpg

Hiện trường vụ trục vớt máy bay gặp nạn của Jeju Air - Ảnh: AFP

Báo Korea Times ngày 6-1 cho biết Jeju Air, hãng hàng không giá rẻ của Hàn Quốc, đang phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt sau vụ tai nạn ngày 29-12 ở sân bay quốc tế Muan khiến 179 người thiệt mạng.

Theo dữ liệu của chính phủ được công bố, trong nửa đầu năm 2024, Jeju Air là hãng hàng không ghi nhận số lượng chuyến bay bị trì hoãn nhiều nhất trong số các hãng hàng không nội địa do bảo dưỡng máy bay.

Số liệu từ Bộ Giao thông vận tải cho thấy trong tổng số 52.883 chuyến bay của Jeju Air vào sáu tháng đầu năm 2024, có 536 chuyến bay của hãng đã bị trì hoãn với lý do bảo trì.

Đây cũng là con số cao nhất trong số các hãng hàng không nội địa, vượt qua cả hãng hàng không đứng đầu ngành Korean Air. Mặc dù có số chuyến bay nhiều hơn, Korean Air cũng chỉ ghi nhận 422 chuyến bay bị trễ với lý do tương tự.

Các hãng hàng không giá rẻ khác như T'way Air, Jin Air và Air Busan có số lượng chuyến bay bị hoãn do bảo dưỡng lần lượt là 315 chuyến, 243 chuyến, 227 chuyến - ít hơn rõ rệt so với Jeju Air.

Tỉ lệ chuyến bay bị trì hoãn do bảo trì ở Jeju Air cũng ở mức 1,01% - vượt qua gần như gấp đôi mức trung bình của ngành trong cùng kỳ là 0,64%.

Tuy nhiên, con số 536 chuyến bị hoãn của Jeju Air trong năm nay cũng đã là cải thiện so với năm 2023 khi hãng có tới 943 chuyến bay trễ vì bảo dưỡng.

Trong cùng năm, tỉ lệ trung bình hoãn chuyến do bảo trì của toàn bộ ngành hàng không Hàn Quốc là 0,59%, và Jeju Air vẫn vượt cao hơn khá nhiều so với mức này khi ghi nhận 0,97%.

Nhiều nguồn tin cho rằng càng đáp của máy bay Boeing B737-800 của Jeju Air gặp nạn vào ngày 29-12 ở sân bay quốc tế Muan khiến 179 người thiệt mạng nhiều khả năng đã gặp vấn đề, làm dấy lên lo ngại rằng hãng hàng không này có thể đã ưu tiên việc bay thay vì dành đủ thời gian bảo dưỡng, ảnh hưởng đến an toàn của hành khách và phi hành đoàn.

Trước khi gặp nạn, chiếc may bay này đã bay liên tục 13 chuyến trong vòng 48 tiếng.

"Một khi máy bay phải liên tục hoạt động, lượng vấn đề bảo dưỡng cũng vì thế mà sẽ tăng lên, dẫn đến việc trì hoãn lịch trình bay. Đây là một vấn đề phổ biến khi các hãng hàng không vận hành quá nhiều với số lượng máy bay hạn chế", một chuyên gia trong ngành hàng không cho biết.

Sau vụ tai nạn, Jeju Air cũng đã đưa ra thông báo sẽ cắt giảm 10-15% số chuyến bay vào tháng 3 để cải thiện an toàn hoạt động.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020