Chuyên mục  


brics-1725249272178-17252492732801900345974.jpeg

Một loạt các cuộc họp do ASEAN tổ chức tại Lào hồi tháng 7 đã nêu bật những thay đổi trong động lực ngoại giao của khối và bối cảnh địa chính trị ở Đông Nam Á.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 57 – kéo dài 3 ngày và kết thúc vào 27/7, bao gồm cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN và các ngoại trưởng thuộc các nước đối tác: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu. ASEAN muốn nâng tầm ảnh hưởng ngoại giao của khối trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định toàn cầu thông qua đối thoại.

Tuy nhiên, 3 thành viên sáng lập chính của ASEAN là Indonesia, Thái Lan và Malaysia đang theo đuổi các chiến lược khác nhau để mở rộng quan hệ đối tác quốc tế của riêng mình.

Ngay sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov vào ngày 28/7, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã tuyên bố chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Vào tháng 2, Indonesia đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tổ chức này bắt đầu xem xét đơn xin gia nhập của Indonesia vào tháng 5. Còn Thái Lan đã nộp đơn xin gia nhập OECD vào tháng 4. Tháng 6, Thái Lan cũng bày tỏ nguyện vọng muốn gia nhập BRICS.

Được thành lập vào năm 1961, OECD bao gồm 38 quốc gia, chủ yếu từ châu Âu và châu Mỹ. Thành viên châu Á duy nhất trong tổ chức là Nhật Bản và Hàn Quốc.

BRICS được thành lập vào năm 2006 bởi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Nam Phi gia nhập vào năm 2011. Bốn quốc gia, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Iran và Ả Rập Saudi tham gia hồi tháng 1, tạo thành một nhóm gồm 10 quốc gia.

brics-1725249274459-172524927463639941749.jpeg

OECD được biết đến như là “câu lạc bộ các nước phát triển”, trong khi BRICS tự định vị mình là “tiếng nói” của Nam Bán cầu. Hai nhóm này có những đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Các động thái của 3 nước ASEAN nhằm mở rộng quan hệ đối tác quốc tế dường như chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của họ.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Malaysia ước tính là 12.570 USD, Thái Lan là 7.337 USD và Indonesia là 4.942 USD. Theo thước đo này, Malaysia có vẻ gần nhất với các tiêu chuẩn của OECD, trong khi vị thế của Indonesia có vẻ phù hợp hơn với BRICS.

Đằng sau những lựa chọn

Tại sao Jakarta lại muốn gia nhập OECD chứ không phải BRICS?

Yose Rizal Damuri, giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Indonesia nhận xét: “Vào thời điểm này, Indonesia coi BRICS là tổ chức có động cơ chính trị quá mức và bị chi phối quá nhiều bởi lợi ích địa chính trị của một số thành viên”.

joko-1725249275116-17252492753332001046654.png

Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: Reuters.

“Tôi nghĩ có hai lý do đằng sau việc Indonesia cân nhắc tham gia OECD. Thứ nhất, Indonesia muốn nâng cao uy tín, từ đó cải thiện vị thế là điểm đến đầu tư và mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thứ hai, chính quyền hiện tại coi cải cách kinh tế là ưu tiên hàng đầu”, Damuri nói tiếp.

“Chính quyền Tổng thống Jokowi tiếp tục cải cách kinh tế và biến nó trở thành 1 di sản. Việc gia nhập OECD sẽ củng cố ý định này của ông Jokowi”.

Trong khi đó, việc Malaysia lựa chọn theo đuổi BRICS thay vì OECD xuất phát từ “nhu cầu chiến lược nhằm đa dạng hóa các quan hệ đối tác kinh tế và giảm phụ thuộc quá mức vào đồng đô la Mỹ”, Abdul Razak Ahmad, giám đốc sáng lập của tổ chức tư vấn chính sách Bait Al Amanah, nhận định.

malay-1725249275809-1725249276019665967644.jpg

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Ảnh: Reuters.

“BRICS, khởi đầu là một liên minh kinh tế, đã dần phát triển thành một nền tảng địa chiến lược quan trọng. Sự chuyển đổi này hấp dẫn Malaysia vì quốc gia này muốn giữ ổn định giữa những phức tạp địa chính trị hiện tại và tránh những rủi ro từ cạnh tranh giữa các cường quốc”, ông Ahmad nói.

Thái Lan đang muốn gia nhập cả OECD và BRICS. Theo một quan chức chính phủ cấp cao của nước này, OECD đại diện cho thị trường lớn nhất ở hiện tại, trong khi BRICS là thị trường có tiềm năng lớn trong tương lai. Vì Bangkok là thành viên của diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), nên việc gia nhập cả OECD và BRICS là một bước đi hợp lý, vị quan chức này nói thêm.

“Indonesia muốn mở rộng vị thế quốc gia, Thái Lan muốn tận dụng cơ hội từ quan hệ với các cường quốc, còn Malaysia muốn giảm phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ”

Kinh nghiệm đúc rút từ lịch sử

Trong khi 3 nước luôn ủng hộ “ngoại giao trung lập”, thì những lựa chọn riêng của họ – vốn được thúc đẩy bởi lợi ích kinh tế và tính toán chính trị – phản ánh “DNA ngoại giao” của từng nước đã hình thành trong lịch sử.

Indonesia đã được quốc tế công nhận là nước đi đầu trong số các quốc gia thuộc phong trào không liên kết khi nước này tổ chức Hội nghị Á-Phi năm 1955. Nước này cũng là thành viên ASEAN duy nhất tại hội nghị thượng đỉnh G20 được khởi xướng vào năm 2008. Khi chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2022, Indonesia đã đạt được kỳ tích ngoại giao là đưa ra tuyên bố chung bất chấp những thách thức từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Việc theo đuổi tư cách thành viên OECD nhằm mở rộng vị thế quốc tế của Indonesia. “Indonesia muốn gia nhập câu lạc bộ các nước phát triển để tham gia vào quá trình định hình quy tắc”, một quan chức cấp cao tại Bộ ngoại giao Nhật Bản cho biết.

Thái Lan, được biết đến với “ngoại giao cây sậy”, là quốc gia Đông Nam Á duy nhất trong lịch sử giữ được độc lập trong khi các quốc gia láng giềng bị các nước đế quốc xâm chiếm. Nước này bảo vệ chủ quyền của mình bằng cách đóng vai trò là vùng đệm giữa hai cường quốc phương Tây.

thailand-1725249276724-17252492769351999344919.jpg

Dưới thời cựu Thủ tướng Srettha Thavisin, Thái Lan mong muốn gia nhập cả OECD và BRICS. Ảnh: Reuters.

Thái Lan là một trong 5 đồng minh của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Philippines. Nước này cũng vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và Nga. Chiến lược kết hợp các yếu tố từ cả OECD và BRICS có thể được coi là ngoại giao cơ hội hoặc khôn ngoan.

Đối với Malaysia, việc giảm phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ là động lực chính để gia nhập BRICS khi nước này rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á cách đây một phần tư thế kỷ.

Khi đó, nhiều nước Đông Á phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ngoại tệ. IMF yêu cầu các biện pháp thắt lưng buộc bụng và tăng lãi suất làm điều kiện để nhận được hỗ trợ. Tuy nhiên, Malaysia đã từ chối các điều kiện này, thay vào đó chọn thực hiện kiểm soát vốn và cắt giảm lãi suất. Bước đi này giúp Malaysia phục hồi hình chữ V và khiến thế giới kinh ngạc, còn Thái Lan và Indonesia phải chịu suy thoái nghiêm trọng.

Bài học này khiến Malaysia mất lòng tin sâu sắc vào “Đồng thuận Washington” – một mô hình các chính sách kinh tế do Mỹ, IMF và Ngân hàng Thế giới đưa ra cho các nước đang phát triển đang phải đối mặt với khó khăn kinh tế.

Tiền tệ châu Á vẫn dễ bị tổn thương trước lãi suất cao của Mỹ. Thủ tướng Anwar mong muốn giảm phụ thuộc của đất nước vào đồng đô la. Điều này phù hợp với chủ trương của BRICS khi khối này đang tích cực thúc đẩy thanh toán bằng các loại tiền tệ nội khối.

Trong trường hợp BRICS, Thái Lan và Malaysia có thể gặp ít trở ngại khi gia nhập. Với thành viên chủ chốt là Trung Quốc và Nga nắm giữ quyền quyết định quan trọng và thủ tục ‘dễ thở’, đơn xin gia nhập của 2 nước này có thể được chấp thuận sớm nhất là tại hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga vào cuối tháng 10.

Ngược lại, Indonesia và Thái Lan có thể gặp phải rào cản lớn để gia nhập OECD. Để gia nhập nhóm, cả 2 nước đều phải trải qua các đánh giá nghiêm ngặt với nhiều tiêu chí, bao gồm thương mại tự do, đầu tư, chống tham nhũng, bảo vệ môi trường và các sáng kiến về biến đổi khí hậu. Việc gia nhập đòi hỏi đồng thuận của tất cả các thành viên hiện tại và quá trình này có thể mất nhiều năm.

Theo Nikkei Asia

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020