Chuyên mục  


Trả lời:

Gần đây, chất lượng không khí ở Hà Nội chuyển xấu. Chỉ số AQI mức nguy hại, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Một số nhóm người nhạy cảm như sức đề kháng kém, dễ bị ốm cảm, như người già, phụ nữ có thai, trẻ em và người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch cần cẩn trọng. Nhóm bệnh nhân bị hen, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm mũi xoang mạn tính cũng có nguy cơ. Tiếp xúc với không khí lạnh kèm ô nhiễm làm tăng bệnh lý hô hấp, kể cả người khỏe mạnh. Nếu tiếp xúc lâu dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi mạn tính.

Tuy nhiên, mọi người không nên cố thủ trong nhà vì sợ ô nhiễm. Như trẻ nhỏ, người già cần được ra ngoài vận động để tăng đề kháng.

Để an toàn, người cao tuổi không nên tập thể dục sáng sớm hay tối muộn, có thể tập trong nhà hoặc khi trời hửng nắng ấm. Hạn chế đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh hay ở ngoài trời lạnh quá lâu. Bố mẹ nên trang bị quần áo ấm cho trẻ khi ra ngoài, không nên mặc quá dày mà nên mặc nhiều lớp để thoát nhiệt dễ dàng hơn.

Ngoài ra, mọi người cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tập thể dục mỗi ngày. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết. Ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Không ăn thực phẩm ôi thiu, mốc để tránh nhiễm khuẩn, giữ bát đũa sạch sẽ. Liên tục theo dõi dự báo thời tiết để di chuyển và chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất.

Trung tâm Hà Nội mịt mù trong ngày ô nhiễm không khí giữa tháng 11/2024. Ảnh:Phạm Chiểu

Bác sĩ Cao Minh ThànhTrưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020