Chuyên mục  


Ghi nhận tại bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, từ đầu mùa nắng nóng, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều ca lệch mặt và méo miệng. Nguyên nhân ban đầu được xác định hầu hết là do cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột.

Trường hợp bệnh nhân nam N.K.H sinh năm 1992, được đưa vào bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc trong tình trạng tê bì nửa mặt phải, mắt phải nhắm không kín, méo miệng lệch trái, ăn uống rơi vãi. Được biết, bệnh nhân thường xuyên ngủ phòng điều hòa nhiệt độ thấp. Trước đó, bệnh nhân không có tiền sử bệnh tật. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận, bệnh nhân liệt dây thần kinh số VII ngoại biên phải, phân độ III, được chỉ định nhập viện điều trị.

photo-1-1688548223725648740529-1688663098328-16886630984741300605654.jpg

Nắng nóng kéo dài tăng nguy cơ lệch mặt do liệt dây thần kinh số VII, bởi sử dụng điều hòa không đúng cách.

Hay trường hợp 1 hot tiktoker chia sẻ về câu chuyện của chính mình: trong 1 lần tắm đêm muộn, sáng hôm sau cô thức dậy với khuôn mặt không còn cảm giác 1 bên, miệng méo xệch, 1 bên mắt không nhắm chặt được,... khi chỉ còn 10 ngày nữa đến ngày cưới.

Lệch mặt mùa nắng nóng - nguyên nhân do đâu?

Thời tiết nắng nóng, tắm thường xuyên hay sử dụng điều hòa là cách giảm nhiệt đơn giản mà hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tắm quá muộn hay sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp lại khiến không ít người gặp phải những rủi ro về sức khỏe, điển hình là liệt dây thần kinh số VII. Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.

Liệt dây thần kinh số VII xảy ra khi dây thần kinh này bị tổn thương hoặc viêm nhiễm, làm suy yếu khả năng điều khiển các cơ mặt. Mùa nắng nóng, sự chênh lệch nhiệt độ nhanh giữa cơ thể và môi trường xung quanh, hay tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh một thời gian dài có thể gây co thắt, có cứng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến dây thần kinh số VII, dẫn tới tổn thương dây thần kinh này và tê liệt một phần mặt.

photo-1-16885482261431842448347-1688663099029-1688663099123106488127.jpg

Liệt dây thần kinh số VII có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Nguy hiểm hơn, khi tắm muộn hoặc nằm điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ, tai biến máu não,... dẫn đến tử vong cao. Bởi khi bị nhiễm lạnh đột ngột, cơ thể có xu hướng co lại các mạch máu nhằm giữ ấm cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tăng áp lực trong hệ thống mạch máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông tạo thành và tắc nghẽn mạch máu trong não, dẫn đến gây đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não.

Phương pháp điều trị lệch mặt do liệt dây thần kinh số VII

Trong một số trường hợp, lệch mặt do liệt dây thần kinh số VII có thể tự phục hồi trong vòng vài tuần đến vài tháng mà không cần điều trị đặc biệt. Trong thời gian này, dây thần kinh có thể hồi phục tự nhiên và chức năng cơ mặt được khôi phục dần.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp liệt dây thần kinh số VII cần được thăm khám và điều trị chuyên khoa, bởi khi được tác động sâu hơn thì khả năng hồi phục của dây thần kinh sẽ nhanh hơn và có thể khỏi hoàn toàn.

photo-2-16885482263131133677614-1688663099636-16886630998101379473879.jpg

Điều trị lệch mặt bằng phương pháp vật lý trị liệu tại bệnh viện Hồng Ngọc

Tùy thuộc vào các nguyên nhân và mức độ liệt dây thần kinh số VII mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như sử dụng thuốc đường uống, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng cơ mặt và hạn chế triệu chứng.

Trong đó, điều trị vật lý trị liệu là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao, giúp cải thiện chức năng cơ mặt, khôi phục độ nhạy cảm và điều chỉnh cảm giác, giảm sưng viêm, tăng cường tuần hoàn máu, tăng khả năng phục hồi.

Cách phòng tránh liệt dây thần kinh số VII trong mùa nóng

B.s Đinh Văn Hào - Trưởng khoa Y học cổ truyền - VLTL/PHCN Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc khuyến cáo: "Để hạn chế tối đa những tổn thương không đáng có cho dây thần kinh số VII, tuyệt đối không nên để cơ thể bị lạnh đột ngột. Việc tiếp xúc với lạnh đột ngột có thể gây ra co bóp, co cứng và tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh."

Để bảo vệ dây thần kinh số VII khỏi tác động của lạnh vào mùa nóng, cần hạn chế đi từ môi trường có nhiệt độ cao sang môi trường có nhiệt độ thấp hoặc ngược lại, như là bước từ ngoài trời nắng nóng vào phòng điều hòa có nhiệt độ thấp; tránh tắm muộn; không ngủ phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp; không để gió quạt hay điều hòa thổi trực tiếp vào vùng đầu và mặt,...

"Ngay khi có biểu hiện méo miệng, liệt mặt, không nhắm được mắt cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị, tránh bỏ lỡ thời gian "vàng", dẫn đến những biến chứng như: không phục hồi hoàn toàn chức năng cơ mặt; liệt dây thần kinh số VII kéo dài hoặc các vấn đề khác như mất khả năng khép miệng, mất cảm giác, khó đóng mắt, rối loạn nói và nuốt, mặt mất cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ" - Bác sĩ Hào khuyến cáo thêm.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020