Nhiều nhà đầu tư cá nhân "đu đỉnh" năm 2024 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Dữ liệu từ FiinTrade - nền tảng cung cấp và phân tích dữ liệu chứng khoán chuyên sâu thuộc FiinGroup - chỉ ra nhiều điểm đáng chú ý trong xu hướng mua bán của các nhóm nhà đầu tư năm 2024.
Khối ngoại bán ròng, nhà đầu tư cá nhân "cân" thị trường
Cụ thể, theo Fiintrade, nhà đầu tư cá nhân chiếm đến hơn 80% giá trị giao dịch toàn thị trường và là động lực chính cho sự hồi phục thanh khoản trong năm 2024 khi giá trị giao dịch của nhóm này tăng 22,7%.
Khi nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng cộng hơn 93.000 tỉ đồng (3,7 tỉ USD) cổ phiếu Việt Nam, thì nhà đầu tư cá nhân mua ròng tổng cộng hơn 77.700 tỉ đồng trên HoSE.
Xét theo ngành, cá nhân mua ròng ở 13/19 ngành cấp 2, tập trung ở các ngành lớn với thanh khoản cao như ngân hàng, bất động sản và công nghệ thông tin. Ngược lại, họ bán ròng bán lẻ, hàng cá nhân và vận tải thủy.
Tuy nhiên theo Fiintrade, phần lớn nhà đầu tư cá nhân vẫn không thể chiến thắng thị trường trong năm 2024 vừa qua.
6.01 | 1.3 |
21.7 | 3.1 |
17.4 | 2.7 |
15.2 | 2.4 |
18.7 | 3.5 |
Nhà đầu tư cá nhân có xu hướng đẩy mạnh giao dịch và ở trạng thái mua ròng khi VN-Index tăng mạnh hoặc ở vùng đỉnh. Ngược lại, họ thường giảm giao dịch và chuyển sang vị thế bán ròng trong các đợt điều chỉnh.
Dữ liệu chỉ ra, năm 2024, nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh giao dịch và mua ròng rõ rệt từ tháng 3, VN-Index thời điểm đó đã tăng hơn 20% từ đáy cuối tháng 10-2023 lên vùng đỉnh cũ trước đó; đỉnh điểm mua ròng vào tháng 5-6 với kỳ vọng thị trường vượt 1.300.
Trong nửa sau của năm 2024, VN-Index vẫn liên tục đi ngang trong biên độ rộng 1.200 - 1.300, nhà đầu tư cá nhân có phần "chán nản" với động thái thu hẹp quy mô mua ròng và giảm giá trị giao dịch.
Trong giai đoạn cao điểm mua ròng của cá nhân (tháng 5-6-2024), top cổ phiếu được họ mua ròng là nhóm Vingroup (VHM, VRE, VIC), ngân hàng (CTG, VCB, BID), công nghệ thông tin (FPT, CMG), thép (HPG), chứng khoán (VND, SSI), hóa chất (DGC).
17127 |
12617 |
11648 |
7783 |
6643 |
-246 |
-250 |
-324 |
-522 |
-1739 |
Ngoại trừ FPT và CTG thì phần lớn các cổ phiếu mà cá nhân mua ròng mạnh lại có giá đi ngang (VCB, BID) hay thậm chí giảm mạnh (CMG, HPG, VND, SSI, DGC) ở giai đoạn sau đó, dữ liệu từ Fiintrade chỉ ra.
Kết quả, sau 1 năm đóng góp đáng kể vào sự hồi phục của thanh khoản thì bước sang năm 2025, nhà đầu tư cá nhân có vẻ "lười giao dịch", thanh khoản cứ "èo uột". Nhiều phiên gần đây không vượt qua được mức 10.000 tỉ đồng.
Đâu là kênh mang nhiều hưng phấn cho nhà đầu tư?
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đặng Trần Phục - chủ tịch Công ty CP AZfin Việt Nam, cho biết bitcoin được xem là kênh hiệu quả nhất năm 2024 khi tăng gần 130% sau một năm.
Còn vàng có sự phân hóa khi vàng SJC chỉ tăng khoảng 11%, trong khi vàng nhẫn tăng giá 27%, chứng khoán tăng hơn 12%, còn gửi tiết kiệm khoảng 6%...
Lợi suất nêu trên được tính từ đầu năm đến cuối năm 2024, tuy nhiên sự hiệu quả của mỗi nhà đầu tư dựa vào thời điểm phân bổ tài sản.
"Kênh tiết kiệm có lợi suất thấp nhất nhưng lại an toàn trong một năm khó khăn như 2024", ông Phục nhận xét. Còn với vàng, tuy giá tăng mạnh nhưng sau đó cũng lao dốc khiến không ít người "bế tắc" vì "đu đỉnh".
Nhận định về các kênh đầu tư năm tới, ông Phục cho rằng vàng khó tăng cao, còn chứng khoán với kỳ vọng về nâng hạng thị trường có thể sẽ tích cực hơn năm ngoái.
Vậy nếu đầu tư vào chứng khoán, nhóm cổ phiếu nào sẽ được quan tâm? Trả lời câu hỏi này, thống kê của Fiintrade từ báo cáo chiến lược của 13 công ty chứng khoán cho thấy có một số điểm đáng chú ý về việc lựa chọn cổ phiếu tiềm năng cho năm 2025.
Cụ thể, HPG của Hòa Phát và TCB của Techcombank là 2 cổ phiếu được 13 công ty chứng khoán đánh giá là tiềm năng trong năm 2025.
Ngoài ra, dẫn đầu danh sách các cổ phiếu tiềm năng cho 2025 có nhiều đại diện thuộc ngành ngân hàng (VCB, BID, CTG, VPB, ACB), Dầu khí (PVD, PVS), hàng tiêu dùng (MWG, FRT, PNJ, VHC), bất động sản (KDH, NLG, KBC…).
Tuy nhiên, danh sách này có rất ít cổ phiếu thuộc ngành xây dựng và vật liệu dù giải ngân vốn đầu tư công được hầu hết các công ty chứng khoán cho rằng sẽ là động lực quan trọng cho năm 2025.
Còn với FPT, FRT được khoảng 8 công ty chứng khoán lựa chọn nhưng tiềm năng tăng giá khá khiêm tốn so với các cổ phiếu khác.
Điều này hoàn toàn có thể hiểu được bởi đây là 2 cổ phiếu có hiệu suất vượt trội so với thị trường chung trong năm 2024 (FPT tăng 85 %, FRT +74%, VN-Index +12,1%).