Chuyên mục  


1. Đông y có chữa được sỏi tiết niệu không?

Đông y có thể hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu nhưng hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người bệnh nên đến khám bác sĩ y học cổ truyền có uy tín để được tư vấn cụ thể. Kết hợp Đông y với Tây y để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

2. Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?

TS.BS Lê Sĩ Trung, chuyên gia về tiết niệu - sinh dục, Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam, sỏi tiết niệu là một bệnh lý phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 6-12% dân số, chiếm 30-40% số bệnh nhân tiết niệu, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Sỏi tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi sỏi còn nhỏ không gây bế tắc đường tiết niệu, thì chúng không gây triệu chứng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi sỏi gây bế tắc, sẽ làm bệnh nhân đau đớn, nhiễm trùng và làm suy giảm chức năng thận , thậm chí gây tử vong.

base64-17138533404951276459284-1714036947609-1714036947825985980156.jpeg

Điều trị muộn, sỏi tiết niệu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa.

3. Sỏi tiết niệu gây ra những hậu quả gì?

Sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt , đái khó.

Nếu sỏi bị kẹt trong đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc đài thận nên đài thận giãn, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị ứ nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.

Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục.

Nếu không điều trị sớm, sỏi tiết niệu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu sỏi gây nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận . Nếu thận ứ mủ nhiều giãn to đài bể thận có thể phải cắt bỏ thận.

Tắc nghẽn đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận.

Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận cấp hoặc mạn tính.

4. Chế độ ăn có thể ngăn ngừa sỏi tiết niệu không?

TS.BS Lê Sĩ Trung cho biết, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý như thói quen ăn một loại thức ăn như ăn quá nhiều thịt hay là ăn quá nhiều rau cũng gây ra sỏi thận. Người ăn nhiều muối, những người nghiện rượu, mắc bệnh béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao...

Bằng cách thực hiện một số thay đổi lối sống và chế độ ăn uống như uống nhiều nước (uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, tương đương khoảng 2 lít); Chế độ ăn uống hạn chế canxi (sữa, phô mai, sữa chua, rau bina, bông cải xanh)... Đối với người trưởng thành bình thường, mỗi ngày cần 1.000mg can xi. Người bệnh đã và đang mắc bệnh sỏi thận nên giới hạn lượng canxi, mỗi ngày cần khoảng 900 mg là đủ.

Cần đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cơ thể bằng cách ăn các thực phẩm khác như cá, đậu phụ và ngũ cốc nguyên hạt. Nên bổ sung trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nếu thừa cân hoặc béo phì nên giảm cân; Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Hạn chế oxalate vì oxalate kết hợp với canxi tạo thành sỏi (rau bina, củ dền, sô cô la, trà và cà phê); Hạn chế purin là chất được chuyển hóa thành acid uric, có thể hình thành sỏi acid uric (thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, bia và rượu vang); Hạn chế natri vì natri làm tăng lượng canxi bài tiết qua nước tiểu (muối, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh).

Tránh hút thuốc lá và đồ uống có cồn.

oxalat-17138542322431683824772-1714036948409-17140369493321939304012.jpg

Người bị sỏi tiết niệu cần hạn chế các thực phẩm có nhiều chất oxalat. Ảnh minh họa.

5. Biến chứng của sỏi tiết niệu là gì?

Các biến chứng bao gồm tắc nghẽn đường tiết niệu, đau, buồn nôn, nôn và nhiễm trùng huyết. Các nguyên nhân thường gặp là: ứ nước tiểu, nhiễm trùng, có dị vật, mất nước, chế độ ăn uống và thời gian bất động. Khuyến khích lợi tiểu ban đầu có thể làm trầm trọng thêm hơn là làm giảm các triệu chứng.

6. Làm thế nào để điều trị sỏi tiết niệu?

Tùy vào loại sỏi, kích thước sỏi, vị trí sỏi và thể trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Có một số phương pháp điều trị sỏi niệu quản phổ biến:

  • Điều trị nội khoa, dùng thuốc. Tùy từng loại sỏi, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.
  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (SWL).
  • Nội soi niệu quản.
  • Phẫu thuật.

7. Bị sỏi tiết niệu có cần đến bệnh viện ngay không?

Khi có bất kì dấu hiệu nào của bệnh sỏi tiết niệu, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

8. Chi phí khám chữa bệnh sỏi tiết niệu?

Mức giá khám chữa bệnh sỏi tiết niệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ bệnh, phương pháp điều trị và cơ sở y tế, bảo hiểm y tế và giá dịch vụ được áp dụng đúng theo quy định của Nhà nước.

Phẫu thuật “Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (điện thủy lực)” thuộc danh mục dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT). Để được quỹ BHYT chi trả đầy đủ chi phí trong phạm vi và mức hưởng thì người bệnh có BHYT nên đến khám và điều trị tại nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu ghi trên thẻ hoặc thực hiện chuyển tuyến theo đúng quy định.

Bảng giá chi tiết của bệnh viện được niêm yết cụ thể tại bảng tin bệnh viện. Tham khảo chi phí chưa tính BHYT tại một số bệnh viện:

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108:

  • Tán sỏi nội soi ngược dòng: 15 - 20 triệu đồng.
  • Phẫu thuật lấy sỏi thận: 30 - 50 triệu đồng.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: 10 - 20 triệu đồng.
  • Tán sỏi nội soi qua da: 20 - 40 triệu đồng.

Những thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, người có dấu hiệu bị sỏi tiết niệu hoặc người đã được chẩn đoán sỏi tiết niệu nên đi khám, điều trị theo chỉ định và thực hiện các hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020