Chuyên mục  


Bạn trai tôi đi xe máy tham gia bắt cướp nên có vượt đèn đỏ. Vậy anh ấy có thể bị xử phạt "nguội" về hành vi vượt đèn đỏ hay không?

Bạn Phạm Thị Minh S. (Phú Nhuận, TP.HCM) hỏi.

Luật gia Phạm Văn Chung (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) trả lời về tình huống vượt đèn đỏ để bắt cướp như sau:

Theo quy định tại điểm b, khoản 3, điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì:

"b) Tín hiệu đỏ là cấm đi".

Như vậy, người tham gia giao thông cần tuân thủ các quy định về đèn tín hiệu nêu trên, hành vi vượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật về không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu và sẽ bị xử phạt theo nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại nghị định số 123/2021/NĐ-CP).

edit-pham-van-chung-210724-2236388-read-only-17214900806551950142114.jpeg

Luật gia Phạm Văn Chung

Theo nghị định này thì vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với từng loại phương tiện được quy định về mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với mô tô, xe gắn máy:

Theo điểm e, khoản 4; điểm b, khoản 10, điều 6 nghị định số 100/2019/NĐ-CP và điểm g, khoản 34, điều 2 nghị định số 123/2021/NĐ-CP thì:

"Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng".

Tình thế cấp thiết được quy định tại điều 23 Bộ luật Hình sự năm 2025 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): "1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm".

Như vậy, trong trường hợp bạn trai chị tham gia đuổi bắt cướp mà vượt đèn đỏ có thể được xem là hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết thì sẽ được xem xét miễn xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng nếu trong trường hợp hậu quả đáng tiếc xảy ra do hành vi vượt đèn đỏ như đâm chết người, làm người khác bị thương hoặc gây thiệt hại lớn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, điều 23 Bộ luật Hình sự năm 2015:

"2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự".

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

tu-van-phap-luat-16953536519091358615829.jpg

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020