Chuyên mục  


Ngày 25/4, sau hai ngày xét xử, TAND TP HCM tuyên ông Thanh (71 tuổi, nguyên giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát) phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Với vai trò giúp sức, Trần Uyên Phương (43 tuổi, Phó giám đốc) bị phạt 4 năm tù; Trần Ngọc Bích lĩnh 3 năm tù nhưng được hưởng án treo.

Theo HĐXX, hành vi giao dịch dân sự cho vay tiền của các bị cáo đối với đương sự là không trái pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo việc vay tiền và tiền lãi phát sinh các bị cáo đã ký các hợp đồng chuyển nhượng tài sản (bất động sản, cổ phần dự án) là các hợp đồng trái pháp luật. Sau khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản, các bị cáo đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản nên dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra các lý do gây khó khăn như: tăng lãi suất khiến các bị hại không thể thực hiện được... để chiếm đoạt tài sản là giá trị chênh lệch giữa tài sản với số tiền vay. Tổng giá trị tài sản sản các bị cáo chiếm đoạt các bị hại là hơn 1.048 tỷ đồng.

Theo toà, bị cáo Thanh có vai trò chính, chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản chiếm đoạt; Phương có vai trò giúp sức, chịu trách nhiệm với giá trị tài sản chiếm đoạt là hơn 350 tỷ đồng của 4 bị hại; Bích phải chịu trách nhiệm về số tiền chiếm đoạt của bị hại Đặng Thị Kim Oanh là hơn 600 tỷ đồng.

Đánh giá hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, song HĐXX cũng ghi nhận họ có nhân thân tốt, phạm tội lầm đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội; mới chiếm đoạt được tài sản trên giấy tờ (đất vẫn do các bị hại quản lý); các bị cáo là người trực tiếp quản lý điều hành doanh nghiệp, có nhiều đóng góp cho kinh tế xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm đóng góp thuế, nhiều hoạt động công tác xã hội được chủ tịch nước, chính phủ cơ quan khác tặng bằng khen. Bị cáo Thanh trên 70 tuổi trở lên. Phương, Bích có vai trò giúp sức, phụ thuộc, hạn chế... nên HĐXX xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt tương ứng đối với từng bị cáo.

Riêng bị cáo Bích không có tình tiết tăng nặng, nhiều tình tiết giảm nhẹ nên cho hưởng án treo.

Ông Trần Quí Thanh tại tòa. Ảnh: Thanh Tùng

Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên huỷ các hợp đồng chuyển nhượng các bị cáo đã ký với các bị hại trước đó.

Đối với ông Lâm Sơn Hoàng, tòa ghi nhận sự đồng tình của các bên ông Hoàng phải trả cho ông Thanh số tiền 115 tỷ đồng đã nhận; huỷ các hợp đồng chuyển nhượng, cam kết bán lại và các văn bản liên quan. Buộc người môi giới phải trả lại số tiền 3 tỷ đồng đã nhận từ bị hại.

Nguyễn Huy Đông, tòa ghi nhận, buộc ông Đông hoàn trả lại cho ông Thanh số tiền 78 tỷ đồng; huỷ các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hai bên đã ký, cam kết bán lại và các giao dịch khác.

Nguyễn Văn Chung, buộc trả lại cho ông Thanh 34 tỷ sau khi trừ đi số tiền thuế phí; huỷ hợp đồng chuyển nhượng các thửa đất đã sang tên cho Trần Uyên Phương và các văn bản có liên quan. Buộc các môi giới trả cho ông Chung số tiền 1,4 tỷ đồng phí đã nhận.

* Tiếp tục cập nhật.

Bản án xác định, từ 2019 đến 2020 ông Thanh cùng hai con gái thông qua môi giới có thỏa thuận miệng cho nhiều người vay tiền với lãi suất 3%/tháng. Các bị cáo yêu cầu người vay phải ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần của dự án, sang tên cho các con ông Thanh và công ty của mình đứng tên, đồng thời cam kết bán lại để che giấu bản chất của việc cho vay. Khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận bán lại tài sản ban đầu, thì các bị cáo dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra nhiều lý do gây khó khăn cho người vay để không trả lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt là phần chênh lệch giữa tài sản chuyển nhượng và số tiền cho vay.

Cụ thể, ba bố con ông Thanh đã thực hiện 4 vụ chiếm đoạt tài sản, tổng trị giá hơn 1.048 tỷ đồng. Trong đó, ông Thanh chiếm đoạt 2 dự án Minh Thành, Nhơn Thành của đại gia Đặng Thị Kim Oanh; 29 thửa đất được tách từ thửa đất số 452 của ông Nguyễn Văn Chung, 4 thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và 2 thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông.

Bị cáo Trần Uyên Phương tại tòa hôm nay. Ảnh: Thanh Tùng

Hải Duyên

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020