Chuyên mục  


Ngay cả khi chồng cho phép, việc này chỉ được phép thực hiện trong những điều kiện nghiêm ngặt, chẳng hạn như khi tính mạng của người phụ nữ bị đe dọa hoặc họ đã có nhiều con và việc tiếp tục sinh con sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với Reina Sato, điều đó là không thể chấp nhận được. "Tôi chỉ muốn có quyền tự quyết với cơ thể của mình. Tại sao nam giới lại quyết định cơ thể của tôi?".

Cô Sato là một trong năm người phụ nữ đang đấu tranh đòi lại quyền tự quyết với cơ thể mình thông qua vụ kiện được đệ trình tại Tokyo vào tháng này.

Reino Sato (thứ hai từ phải) cùng những người phụ nữ khác vừa kiện đòi quyền tự quyết với cơ thể. Ảnh: Medium

Luật sư Michiko Kameishi, người đại diện cho nhóm nguyên đơn, cho rằng những quy định về triệt sản theo Đạo luật Sức khỏe Bà mẹ của Nhật Bản "vi phạm quyền tự quyết của cá nhân". Điều này bắt nguồn từ luật pháp từ những năm 1940, khi bộ luật dân sự Nhật Bản hạn chế quyền đưa ra quyết định của phụ nữ đã kết hôn.

Luật đã tồn tại hơn 80 năm, hiện nhiều tư tưởng lỗi thời cần được cập nhật hoặc xóa bỏ, trong đó có luật "cấm phụ nữ triệt sản khi chồng chưa cho phép". Nó còn thể hiện rằng luật pháp ít quan tâm đến phụ nữ độc thân, không có bạn đời. "Quyết định có sinh con hay không là một trong những quyền quan trọng nhất ảnh hưởng đến cách bạn muốn sống cuộc sống của mình", luật sư nêu quan điểm.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, dẫn đến những mối đe dọa hiện hữu về dân số và suy giảm kinh tế. Những phụ nữ trẻ chọn cách sống độc thân đang bị đổ lỗi cho những vấn đề liên quan dân số tăng trưởng thấp.

"Xã hội đang cho rằng mọi vấn đề xảy ra là do những người như tôi, những phụ nữ trẻ, quá ích kỷ. Tôi cảm thấy việc nói rằng tôi không muốn có con là điều cấm kỵ", cô Sato nói.

Cô Sato vẫn hy vọng luật triệt sản sẽ được thay đổi, dù không nghĩ sẽ thắng kiện. "Yêu cầu rất đơn giản: Chúng tôi muốn quyết định tương lai của chính mình và kiểm soát cơ thể của chính mình. Nó không phức tạp".

Vụ kiện này chỉ là một trong nhiều mặt trận trong cuộc chiến giành bình đẳng giới ở Nhật Bản.

Nhật Bản là quốc gia có mức chênh lệch lương theo giới tính tới 22%, cao nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED), tổ chức quy tụ 38 quốc gia thu nhập cao.

Hải Thư (Theo Medium, ABC)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020