Chuyên mục  


Thông báo này được Tổ chức Khí tượng Thế giới xác nhận hôm 11/1 sau khi xem xét dữ liệu từ các nhà khoa học tại Mỹ, Vương quốc Anh, Nhật Bản và EU. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hành tinh này được ghi nhận vượt ngưỡng nóng lên toàn cầu trong cả một năm.

Hạn chế Trái đất nóng hơn 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp là kim chỉ nam của các cuộc đàm phán quốc tế nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu. Theo các nhà khoa học, việc duy trì trên ngưỡng này trong thời gian dài sẽ kéo theo các hiện tượng thời tiết cực đoan, làm tăng số ca tử vong, ảnh hưởng đa dạng sinh học với mực nước biển dâng cao.

Thuyền neo đậu bên bờ sông Rio Amazonas khô cạn ở Santarem, bang Para, Brazil, 8/10/2024. Ảnh: Reuters

Mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt ngưỡng cảnh báo trên do bốn cơ quan đo đạc công bố gồm Cơ quan Khí hậu Copernicus của Ủy ban châu Âu (C3S), Văn phòng Khí tượng Vương quốc Anh, cơ quan thời tiết Nhật Bản và tổ chức phân tích khí tượng Berkeley Earth có trụ sở tại California (Mỹ), với các mức tăng khác nhau từ 1,53 độ C đến 1,62 độ C.

Hai cơ quan khác của chính phủ Mỹ lại công bố dữ liệu nhiệt độ toàn cầu thấp hơn, với mức tăng là 1,46 độ C (Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương) và 1,47 độ C (Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ - NASA).

Mức chênh lệch trong tính toán do sử dụng các công cụ đo nhiệt độ đại dương. Tổ chức Khí tượng Thế giới đã tổng hợp sáu tính toán trên và đưa ra con số tăng 1,55 độ C, mức tăng mà các nhà khoa học khí hậu của NASA cho là hợp lý.

Lý do chính dẫn đến nhiệt độ cao kỷ lục này là sự tích tụ khí nhà kính trong khí quyển từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, theo TS Samantha Burgess - Trưởng nhóm khí hậu chiến lược tại Copernicus. "Khi khí nhà kính tiếp tục tích tụ trong khí quyển, nhiệt độ sẽ còn tăng, gồm cả nhiệt độ trong đại dương, mực nước biển dâng cao và các sông băng, tảng băng tiếp tục tan", chuyên gia này nói.

Burgess cho biết đây không chỉ là năm nóng nhất trong hồ sơ lưu trữ từ năm 1850 mà có khả năng là năm nóng nhất trên hành tinh trong 125.000 năm qua.

"Những tiếng chuông báo động về biến đổi khí hậu đã reo liên tục, có lẽ đã khiến công chúng trở nên "tê liệt" trước tính cấp bách, giống như tiếng còi cảnh sát hú ở thành phố New York vậy," nhà khoa học Jennifer Francis của Trung tâm nghiên cứu khí hậu Woodwell ví von. Bà nói thêm với khí hậu, âm thanh báo động đang ngày càng lớn và các trường hợp khẩn cấp sẽ không chỉ dừng lại ở sự nóng lên toàn cầu.

Năm 2024, chỉ riêng Mỹ đã ghi nhận những thảm họa khí hậu chết người, thiệt hại 27 tỷ USD và khởi đầu năm 2025 bằng vụ cháy rừng tàn khốc ở miền nam California.

Bảo Bảo (theo AP)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020