Chuyên mục  


anh-1-new-1730361791017430892561.jpg
Các đại biểu tham dự sự kiện tại TP Sóc Trăng - Ảnh: KHẮC TÂMSự kiện mang tính đột phá

Với sự phát triển mạnh mẽ của mô hình nuôi tôm thâm canh tại Sóc Trăng, khoảng 1.000 trang trại sử dụng 2.000 tấn bạt lót PE hàng năm.

Những bạt lót này thường bị phân hủy sau 5-10 năm, tạo ra thách thức môi trường cần được xử lý.

Để giải quyết vấn đề này, Công ty TNHH Evergreen Social Ventures, với sự tài trợ của Dow Việt Nam, thông qua quỹ hỗ trợ từ thiện Hoa Kỳ (CAFA) đã triển khai dự án thu gom và tái chế bạt lót ao đã qua sử dụng, nhằm giảm thiểu rác thải nhựa từ nuôi trồng thủy sản.

dow-and-soc-trang-dard-officially-joined-hands-to-launch-the-projectesv-dow-va-so-nn-va-ptnt-tinh-soc-trang-chinh-thuc-bat-tay-khoi-dong-du-an-17303378543381772017482.jpg

ESV, Dow và Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng chính thức bắt tay khởi động dự án- Ảnh: Cty cung cấp

Sự kiện đã quy tụ tổng cộng 61 người tham gia là các đối tượng quan trọng trong dự án, đánh dấu sự khởi đầu của mối quan hệ đối tác chiến lược nhằm giải quyết một thách thức môi trường cấp bách thông qua các giải pháp sáng tạo và hợp tác liên ngành.

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Tác động của dự án là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện sinh kế địa phương, giảm thiểu phát thải và tạo ra lợi ích kinh tế. Thông qua dự án này, mỗi năm khoảng 300 - 400 tấn bạt nhựa sẽ được chuyển đổi thành sản phẩm có giá trị thay vì thải bỏ bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường.

Tại sự kiện, đại diện từ phía Công ty, nhà đồng sáng lập và Phó Giám đốc, ông Jan Zellmann đã có bài trình bày chia sẻ chi tiết về các hoạt động sắp tới của dự án tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Tiến sĩ Kasia Weina - giám đốc Công ty cũng cho biết dự án này đánh dấu một bước tiến quan trọng hướng tới việc nuôi trồng thủy sản bền vững tại Sóc Trăng.

"Bằng cách thiết lập một hệ thống hiệu quả để thu gom và tái chế bạt lót ao đã qua sử dụng, chúng tôi không chỉ giải quyết một vấn đề môi trường cấp bách mà còn tạo ra cơ hội cho một nền kinh tế tuần hoàn trong khu vực".

anh-3-truyen-thong-2-1730338359462726923879.jpg

Ông Jan Zellmann, Phó giám đốc, đồng sáng lập của Evergreen Social Ventures giới thiệu về dự án- Ảnh: Công ty cung cấp

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, bà Quách Thị Thanh Bình chia sẻ: "Xét thấy đây là một dự án mang tính sáng tạo được tài trợ bởi Dow Việt Nam, giải quyết được vấn đề bạt nhựa thải ra sau vụ tôm góp phần giúp cho người nuôi có thể tiết kiệm, giảm được chi phí sản xuất, nâng cao được ý thức của người nuôi góp phần vào công tác bảo vệ môi trường và xa hơn nữa là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

Do đó, được sự cho phép của UBND tỉnh Sóc Trăng, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng rất hân hạnh phối hợp cùng Công ty tổ chức lễ khởi động dự án và đồng hành triển khai dự án trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng", nhấn mạnh cam kết của chính quyền tỉnh trong việc đảm bảo tính bền vững lâu dài cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản địa phương.

anh-4-truyen-thong-3-17303385582661696198424.jpg

Bà Quách Thị Thanh Bình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại sự kiện - Ảnh: KHẮC TÂM

Ông Loganathan Ravisanker - tổng giám đốc Dow Việt Nam, cho biết: "Tại Dow, phát triển bền vững là sứ mệnh cốt lõi của chúng tôi, với cam kết chuyển đổi rác thải nhựa và nguyên liệu thay thế thành 3 triệu tấn các giải pháp tuần hoàn và tái tạo vào năm 2030.

Bằng cách thúc đẩy ứng dụng các công nghệ tái chế đổi mới sáng tạo và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, chúng tôi mong muốn giúp Việt Nam nâng cao khả năng sử dụng rác thải làm nguyên liệu, thúc đẩy tiến trình hướng tới kinh tế tuần hoàn và giải quyết các thách thức về môi trường".

anh-5-truyen-thong-4-1730338634750392590782.jpg

Bà Mai Hà Thanh Uyên, Giám đốc Phát triển Bền vững của Dow tại Đông Nam Á phát biểu khai mạc sự kiện- Ảnh: Công ty cung cấp

Thúc đẩy văn hóa trách nhiệm môi trường

Dự án sẽ được triển khai từ tháng 8-2024 đến tháng 8-2025, thí điểm thực hiện tại các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Dự án đưa ra một cách tiếp cận toàn diện, bao gồm khuyến khích sự tham gia của nhiều bên, nâng cao sự phát triển cơ sở hạ tầng và quy trình tái chế sáng tạo.

anh-7-truyen-thong-6-17303387422741993640605.jpg

Nhiều diện tích nuôi tôm sử dụng bạt lót ao, hết thời hạn sử dụng chưa được xử lý an toàn. Ảnh: CTV

Dự án sẽ giải quyết vấn đề rác thải nhựa từ việc nuôi trồng thủy sản, bắt đầu từ việc thiết lập các điểm thu gom chiến lược và điểm lưu trữ bạt lót ao tại các địa điểm mục tiêu. Đồng thời, dự án sẽ phát triển và triển khai các hệ thống thu gom và vận chuyển hiệu quả.

Một điểm sáng quan trọng của dự án này là ứng dụng, phát triển các công nghệ tái chế sáng tạo nhằm tối đa hóa giá trị thu hồi từ các tấm bạt lót ao đã qua sử dụng.

anh-8-truyen-thong-7-17303388410082085675872.jpg

Hạt nhựa thành phẩm tái chế từ bạt lót ao cũ- Ảnh: Công ty cung cấp

Hơn thế nữa, dự án còn cung cấp đào tạo và hướng dẫn cho cộng đồng địa phương, trang bị cho họ kiến thức và kỹ năng cần thiết để duy trì hệ thống một cách bền vững.

Dự án cũng nâng cao nhận thức và cải thiện khả năng tiếp cận việc tái chế nhựa trong cộng đồng, thúc đẩy văn hóa trách nhiệm môi trường và các phương pháp bền vững trong ngành nuôi trồng thủy sản và cộng đồng của Sóc Trăng.

Về Dow Việt Nam

Dow đã có mặt ở Việt Nam kể từ năm 1995. Hiện nay công ty có hơn 100 nhân viên tại 03 cơ sở chính: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhà máy sản xuất tại Đồng Nai, phục vụ khách hàng trong các ngành chăm sóc người tiêu dùng, cơ sở hạ tầng và công nghiệp đóng gói bao bì và ô tô điện.

Dow là đối tác đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam bằng cách tạo giá trị gia tăng cho những ngành công nghiệp sản xuất tiên tiến, cung cấp các giải pháp đổi mới sáng tạo và bền vững hơn nhằm giúp Việt Nam giải quyết các thách thức, đồng thời cũng là một thành viên quan tâm chăm lo đến cộng đồng Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng xem tại https://vn.dow.com/en-us.html

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020