Chuyên mục  


Shipper lo bị phạt do thiếu băng tay nhận diện vì không tìm ra nơi in ấn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngày 31-7, tài xế Grab Võ Quốc Thiện (tỉnh Trà Vinh) đăng ký chạy giao hàng ở khu vực quận Phú Nhuận phản ánh đến Tuổi Trẻ Online cho biết nhiều shipper khó khăn tìm cơ sở in ấn để làm băng đeo tay trong giai đoạn này. 

Theo quy định, shipper trên địa bàn TP.HCM chỉ được phép hoạt động trong phạm vi một quận, huyện, TP Thủ Đức, phải có đầy đủ các giấy tờ và vật dụng như: thẻ đeo, bảng tên, băng đeo tay có chữ “Shipper”, mã QR Code trên ứng dụng, giấy xét nghiệm, giấy thông hành.

"Mỗi lần qua chốt kiểm tra, nhiều loại giấy tờ trình ra nhưng thiếu băng tay in chữ shipper sẽ bị phạt. Một số trường hợp bị phạt 1- 2 triệu đồng" - anh Thiện nói. 

Theo nhiều tài xế, hiện cơ sở in ấn, may mặc đã đóng cửa nên họ khó có được thẻ đeo và băng đeo tay, và đề nghị cơ quan chức năng xem xét quản lý thông qua QR Code mà app của tài xế cung cấp là đủ.

Shipper của các hãng vận chuyển đều gặp khó khi phải tự mình in thẻ nhận diện để được phép giao hàng - Ảnh: N.TRANG

Đại diện Grab và Gojek cho biết tài xế được quản lý thông qua mã QR Code và thẻ nhận diện mà hãng đăng ký với Sở Công thương TP.HCM. QR Code hiển thị đầy đủ thông tin về shipper, phương tiện, địa chỉ công ty, nơi cư trú của shipper, giao hàng, người đặt hàng, lộ trình vận chuyển hàng hóa thiết yếu và chi tiết hàng hóa thiết yếu được vận chuyển... 

Hiện các shipper chỉ được hoạt động trên một địa bàn quận, huyện hoặc TP Thủ Đức nên việc in thẻ nhận diện và giao cho các tài xế cũng gặp khó.

Theo đại diện các nền tảng công nghệ này, họ đang chủ động phối hợp với cơ quan chức năng của thành phố để đề xuất phương án thuận lợi hơn.

Theo đó, cơ quan chức năng có thể xem xét và chấp nhận phương án nhận diện shipper thông qua công nghệ và thiết bị di động, bên cạnh nhận diện thông thường như đồng phục, thùng hàng, nón bảo hiểm, logo doanh nghiệp, giấy thông hành của doanh nghiệp cấp cho shipper và ứng dụng quản lý đơn hàng mà shipper đang giao nhận.

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) mới đây có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc duy trì hoạt động thương mại điện tử, hỗ trợ chống dịch COVID-19 và cuộc sống người dân. Trong đó kiến nghị Chính phủ cho lưu thông danh mục hàng hóa như trong điều kiện bình thường, đồng thời tạo thuận lợi đối với đội ngũ shipper hoạt động.

"Chúng tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các lực lượng thực thi pháp luật, đặc biệt tại các chốt kiểm soát giao thông, cần coi người giao hàng đang làm nhiệm vụ chống dịch, có thái độ tôn trọng họ" - văn bản nêu.

Trước đó từ 0h ngày 9-7, TP.HCM đóng cửa các hàng quán bán mang về, tài xế chỉ được phép hoạt động khi có giấy thông hành và giấy xét nghiệm âm tính.

Đến ngày 26-7, TP quy định người dân hạn chế ra đường sau 18h mỗi ngày, tài xế chỉ được hoạt động từ 6-17h mỗi ngày trên địa bàn đăng ký, không được di chuyển liên quận. Đồng thời phải có bảng tên và đeo băng tay nền xanh đậm có chữ "shipper", quản lý QR Code...

3 ngày sau đó, quy định mới cho phép tài xế được phép di chuyển liên quận khi giao hàng thiết yếu đến khu phong tỏa, cách ly, cơ sở thu dung.

Shipper tắt app, hàng hóa ùn ứ

TTO - Nhiều người dân ở TP.HCM giao hàng qua ứng dụng như Grab, Ahamove, Now… phản ảnh phải trả giá cước giao hàng tăng cao gấp 2-4 lần so với trước, giao hàng chậm hơn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020