Chuyên mục  


an-image-of-vietnamjpgoptimal-1-1729836492354-1729836493093103226532.jpg

Theo đó, tăng trưởng GDP được cải thiện và mang lại bất ngờ trong quý 2/2024, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Và sang đến quý 3, GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ.

Các chuyên gia của HSBC đánh giá, trong thời gian vừa qua, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã vươn mình mạnh mẽ. Chỉ số PMI đã ghi nhận năm tháng liên tiếp nằm trong vùng mở rộng còn chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cũng ghi nhận phục hồi hoạt động trong ngành dệt may và da giày.

Kết quả này giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ ở mức hai con số, thêm vào đó là các ngoại lực thúc đẩy quan trọng cũng đang trên đà tiến tới, chẳng hạn như mở rộng tiếp cận thị trường cho nông sản Việt Nam.

Không chỉ vậy, báo cáo cũng cho biết, du lịch cũng là lĩnh vực dẫn đầu hoạt động kinh tế trong nước hiện tại. Cụ thể, Việt Nam đã đón trên 11 triệu khách quốc tế tính đến thời điểm hiện tại. Đây là nguyên nhân giúp níu giữ một số cấu phần của bán lẻ: doanh thu du lịch tăng 26% trong tám tháng đầu năm, so với mức tăng trưởng 8,5% của tổng tăng trưởng bán lẻ.

“Hiệu ứng lan tỏa dần dần từ lĩnh vực sản xuất đang hồi sinh cũng như hỗ trợ về tài khóa và tiền tệ sẽ khuyến khích chi tiêu hộ gia đình theo thời gian”, báo cáo nhận định.

Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý, một số lĩnh vực trong nước đang phục hồi chậm hơn kỳ vọng ban đầu. Trong đó, tăng trưởng bán lẻ vẫn thấp hơn xu hướng trước đại dịch. Không chỉ vậy, siêu bão Yagi đổ bộ ngày 7/9/2024 đã ảnh hưởng đặc biệt nặng nề đến Việt Nam. Theo ước tính sơ bộ, thiệt hại do cơn bão gây ra lên đến 1,6 tỷ USD.

“Mặc dù vậy, những khả năng tích cực mà Việt Nam có được có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế tạm thời do siêu bão Yagi gây ra”, báo cáo đánh giá.

Trước bối cảnh đó, các chuyên gia HSBC dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý cuối cùng của năm 2024 có thể đạt 6,8% và cả năm 2024 và 2025 sẽ tăng trưởng ở mức 6,5%.

Còn đối với các chuyên gia UOB, sau khi tính đến các gián đoạn do bão Yagi, nỗ lực tái thiết, và nền tảng cao hơn trong nửa cuối năm 2023, UOB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý 4 là 5,2% và dự báo tăng trưởng cả năm 2024 là 5,9%.

image8-1729836494554-1729836494775815298306.png

“Đây vẫn là sự phục hồi đáng kể so với mức tăng trưởng 5% trong năm 2023. Dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2025 được điều chỉnh tăng thêm khoảng 0,2 điểm phần trăm lên 6,6%”, báo cáo của UOB cho hay.

Theo dự báo của ADB được công bố vào giữa tháng 9, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước đạt mức 6% vào năm 2024, sau đó tiếp tục cải thiện lên 6,2% trong năm 2025. Lạm phát dự báo cũng tăng nhẹ lên 4,0% trong cả hai năm.

Trong đó, công nghiệp định hướng xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng chính. Các đơn đặt hàng mới dần quay trở lại và tiêu dùng phục hồi đã khôi phục tăng trưởng sản xuất trong nửa đầu năm 2024, và đà tăng mạnh mẽ hơn được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong cả năm.

Ngoài ra, thương mại hồi phục và dòng vốn FDI tích cực cũng sẽ được xem là những động lực tăng trưởng chính. Xuất - nhập khẩu có thể tăng hơn 10% trong năm nay và cao hơn một chút vào năm tới, với sự phục hồi dần của nhu cầu bên ngoài.

Đánh giá về rủi ro đối tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, các chuyên gia của HSBC cho hay, bên cạnh giá năng lượng thế giới, Việt Nam cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động đột ngột của giá thực phẩm.

Chẳng hạn, giá thịt lợn đã tăng vọt khi nguồn cung bị ảnh hưởng do dịch tả lợn châu Phi. Mặc dù vậy, áp lực lên một số mặt hàng nông sản được dự báo sẽ giảm bớt khi thời tiết chuyển từ El Niño sang La Niña mang lại một số điều kiện thuận lợi cho mùa màng ở Đông Nam Á.

Vấn đề cuối cùng là liệu nhu cầu đối với hàng hóa cải thiện thêm sẽ đóng vai trò quyết định đối với mức độ phục hồi của Việt Nam bởi các thị trường phương Tây chiếm gần một nửa xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, cần theo dõi sát sao xu hướng và tốc độ chi tiêu tiêu dùng ở phương Tây.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020