Chuyên mục  


pham-tan-cong-17152323565521741664349.jpeg

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI phát biểu tại hội nghị công bố PCI 2023 - Ảnh: B.NGỌC

Quảng Ninh năm thứ 7 dẫn đầu về năng lực cạnh tranh

Tuy nhiên, báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2023 (PCI 2023) và chỉ số xanh cấp tỉnh PGI 2023, được Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố ngày 9-5 tại Hà Nội cũng ghi nhận thực tế đáng lo ngại là chính quyền cấp tỉnh đang ít năng động hơn.

Khoảng 10.700 doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI 2023 cũng bày tỏ họ đang gặp nhiều khó khăn trong các thủ tục tiếp cận đất đai, tiếp cận vốn.

Kết quả khảo sát, đánh giá mức độ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của 63 tỉnh, thành phố trong năm 2023 do nhóm nghiên cứu của USAID và VCCI năm ghi nhận tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Tiếp đó, nhóm tỉnh, thành phố dẫn đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo báo cáo PCI 2023 theo thứ tự lần lượt là: Long An, Hải Phòng, Bắc Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Thừa Thiên Huế, Hậu Giang, Phú Thọ.

Hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là Hà Nội, TP.HCM không có nhiều cải thiện về vị trí trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023.

Dù lọt vào top 30 tỉnh, thành phố dẫn đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023, nhưng vị trí của TP.HCM xếp thứ 27, TP Hà Nội xếp thứ 28.

Theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI thì kết quả khảo sát PCI 2023 cho thấy chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tiếp tục xu hướng cải thiện. Xu hướng này tại các địa phương thể hiện rõ qua điểm số PCI và PCI gốc của tỉnh trung vị qua các năm.

Cụ thể, điểm số PCI tỉnh trung vị năm 2023 đạt 66,66 điểm, tăng 1,44 điểm so với năm 2022. Đây là năm thứ 7 liên tiếp tỉnh trung vị trong PCI có điểm số trên 60 điểm. Điều này cho thấy môi trường cạnh tranh các tỉnh ngày càng được cải thiện. 

Các tỉnh đi sau đã học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh đi trước để cải thiện mạnh mẽ năng lực cạnh tranh, ông Công cho biết thêm.

dat-nen-1-17152298649442108704637.jpeg

Nhiều khu đất được phân lô, bán nền để không trong khi các doanh nghiệp lại khó tiếp cận đất đai để xây dựng nhà máy - Ảnh: B.NGỌC

Doanh nghiệp khó tiếp cận đất đai hơn

Trình bày báo cáo PCI 2023 tại hội nghị, ông Đậu Anh Tuấn, phó tổng thư ký VCCI, cho hay đây là năm thứ 19 VCCI công bố báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả điều tra PCI là "hàn thử biểu" để đánh giá môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Kết quả điều tra PCI 2023 được VCCI khảo sát ghi nhận ý kiến từ khoảng 9000 doanh nghiệp tư nhân trong nước và hơn 1.500 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cũng theo ông Tuấn, báo cáo PCI 2023 ghi nhận 8 xu hướng đáng chú ý về chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh. Đó là: chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh có sự cải thiện theo thời gian; công tác hỗ trợ doanh nghiệp có chuyển biến tích cực; chi phí không chính thức tiếp tục chiều hướng giảm.

Thủ tục gia nhập thị trường thuận lợi hơn; cải cách thủ tục hành chính đạt nhiều kết quả tích cực; trở ngại trong tiếp cận đất đai gia tăng; các doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn môi trường kinh doanh bình đẳng hơn; cần số lại tinh thần năng động, tiên phong của chính quyền cấp tỉnh.

Cụ thể, theo khảo sát PCI 2023 thì tỉ lệ doanh nghiệp cho biết phải chi trả chi phí không chính thức là 33,3%, thấp hơn đáng kể so với tỉ lệ 42,6% của năm 2022. VCCI cho rằng điều này phần nào cho thấy hiệu quả từ cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng.

Các vấn đề đáng lo ngại của môi trường kinh doanh năm 2023 theo VVCI là tính năng động, tiên phong của đội ngũ lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố chững lại. Tỉ lệ doanh nghiệp cho biết UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm từ 86% (năm 2022) xuống 82,1% (năm 2023). 

Có 51,5% doanh nghiệp cho biết các sở, ngành không thực hiện đúng chủ trương, chính sách của tỉnh, thành phố.

Trong tiếp cận đất đai thì các trở ngại gia tăng, đòi hỏi những nỗ lực cải cách quyết liệt hơn trong thời gian tới. Tỉ lệ doanh nghiệp phải chờ giải quyết thủ tục hành chính đất đai lâu hơn quy định là 64%, doanh nghiệp gặp cán bộ tiếp nhận hồ sơ không hướng dẫn chi tiết, đầy đủ 46%, gặp quy trình thủ tục giải quyết không đúng với nội dung được niêm yết, văn bản quy định 46%.

Đặc biệt, có 73% doanh nghiệp cho biết họ phải trì hoãn hoặc huỷ bỏ kế hoạch kinh doanh năm 2023 do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai, cao hơn 30,1% so với năm 2022.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020