Chuyên mục  


base64-17148024611411191485292.jpeg

Nhiều nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng vào thị trường chứng khoán - Ảnh: BÔNG MAI

Sự kiện về quản lý tài sản "hiệu quả - an toàn - bền vững" vừa diễn ra vào hôm nay 4-5 tại TP.HCM, thu hút hơn 100 nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.

Số tài khoản mở mới tăng vọt

Về bối cảnh chung, ông Hồ Quốc Bình - Trưởng phòng quản lý danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Thành Công, cho biết Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ tiền gửi tiết kiệm của người dân trên GDP thuộc nhóm cao bậc nhất thế giới (chiếm hơn 60%), cao hơn hẳn so với Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc..

Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu, mặt bằng lãi suất của Việt Nam càng ngày càng giảm xuống. Giai đoạn 2011-2013 lãi suất tiền gửi trên 10%/năm, sau đó 2017-2018 rớt xuống khoảng 7%/năm, chu kỳ sắp tới nằm mức 4-5%/năm.

Khi lãi suất tiền gửi thấp, nhiều người dân tìm kiếm thêm các kênh đầu tư khác, trong đó có bất động sản, vàng, chứng khoán...

Riêng chứng khoán, dù thị trường có những biến động nhất định, nhưng nhiều người cũng ưa chuộng. Bằng chứng là khoảng ba năm trở lại đây, số lượng tài khoản mở mới tăng vượt trội, bằng tổng của 20 năm trước đó cộng lại. Đáng chú ý, có hơn 104.000 tỉ đồng đang được nhà đầu tư để ở các công ty chứng khoán, tính tới quý đầu năm 2024.

Về tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong thời gian tới, ông Bình đưa ra một số điểm đáng lưu tâm.

Theo đó, định giá cổ phiếu (P/E) hiện nằm mốc 13,7 lần, thấp hơn mốc bình quân là 15 lần. Trong khi năm trước lợi nhuận chung của các doanh nghiệp niêm yết nằm mức âm, năm nay ước tính hồi phục và tăng khoảng 15-20%.

Một trong những điểm sáng là dự kiến đến cuối năm nay Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có khả năng "gỡ" được một số nút thắt lớn, để đưa chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi, thu hút thêm dòng vốn quốc tế.

Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam "đã đi qua đáy", nhiều định chế tài chính lớn cũng dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta có thể đạt từ 6-6,5% trong năm nay. Gần đây hoạt động xuất khẩu không chỉ quay lại mức tăng trưởng dương, mà liên tục xuất siêu. Mặc dù thị trường khó khăn, song tốc độ giải ngân vốn FDI đang rất lớn. Chưa kể lượng khách du lịch nội địa, khách quốc tế tới Việt Nam cũng tăng tốt.

"Việt Nam đang giống như chàng thanh niên 18 tuổi, có sức khỏe nội lực", ông Bình nói. Trước diễn biến trên, "tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán là rất lớn."

Thắng thua phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm thực chiến

Có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán, ông Nguyễn Đông Hải - Tổng giám đốc TCAM, nhận định hai năm vừa qua đối với nhiều nhà đầu tư chứng khoán và các doanh nghiệp là khoảng thời gian rất dài, chứng kiến những biến động mạnh của nền kinh tế.

Giai đoạn 2020 và 2021 khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh, nhà nhà người người mua đâu thắng đó. Nhưng 2022 đến nay tình hình trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi nhiều tập đoàn bất động sản lớn trên thế giới bị vỡ nợ liên quan đến trái phiếu, việc có lãi trên thị trường cổ phiếu cũng trúc trắc hơn.

"Trong cơn bão sụt giảm, phần lớn bị ảnh hưởng. Do đó quan trọng ai là người biết được giảm rủi ro, để danh mục đầu tư vượt trội hơn, né được cú giảm", ông Hải nói.

Theo đó, nhà đầu tư cần quan tâm đến những cổ phiếu có nền tảng bền vững, có dòng tiền, cổ tức, mang lại mức lợi nhuận vượt trội hơn, mong muốn đồng hành lâu dài, bền vững.

Về xu hướng, nhiều chuyên gia dự báo giai đoạn tới một số cổ phiếu ngành ngân hàng, đầu tư công, xuất nhập khẩu, bán lẻ, vật liệu, khu công nghiệp, công nghệ… có nhiều tiềm năng, được hưởng lợi từ chuyển biến nền kinh tế.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020