Chuyên mục  


Sức khỏe thương hiệu

Kết quả đo lường Sức khỏe thương hiệu nằm trong báo cáo Personal Finance Monitoring (PFM) do Nielsen IQ thực hiện vào quý IV năm 2024. Thông tin khảo sát được thực hiện trên số mẫu 1.200 người tại Hà Nội và TP HCM.

Sức khỏe thương hiệu là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. BEI đo lường khả năng khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn so với sản phẩm dịch vụ của đối thủ, đồng thời, thể hiện mức độ sẵn sàng giới thiệu thương hiệu đến những người xung quanh. Trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ số này được phân thành bốn nhóm: chưa phát triển, đang phát triển, phát triển và rất phát triển.

Bên cạnh đó, trên hành trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ vào nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong năm 2024, Techcombank được vinh danh là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2024" bởi ba tạp chí tài chính toàn cầu Global Finance, Finance Asia Euromoney; hai giải thưởng lớn về đổi mới sáng tạo lĩnh vực thương hiệu và tiếp thị của Stevie Awards khu vực châu Á -Thái Bình Dương.

Theo bà Thái Minh Diễm Tú - Giám đốc khối tiếp thị Techcombank, việc trở thành ngân hàng có sức khỏe thương hiệu tốt nhất Việt Nam là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của toàn thể đội ngũ, dẫn dắt bởi chiến lược rõ ràng, nhất quán, lấy "khách hàng là trọng tâm" và đổi mới sáng tạo. Chỉ số này cũng là thước đo, phản ánh mức độ yêu thích (preference) thương hiệu nhận được, cùng sự tin tưởng (affirmation) của khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ.

"Thông qua các chiến dịch tiếp thị xuất sắc, Techcombank không chỉ kết nối sâu sắc thương hiệu với khách hàng, mà còn lan tỏa mạnh mẽ tinh thần 'Vượt trội hơn mỗi ngày', khẳng định cam kết triển khai ESG hiệu quả, hướng đến sự phát triển bền vững vì cộng đồng", bà nói thêm.

Trụ sở Techcombank tại Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Techcombank

Techcombank đã tạo nên lợi thế qua chiến lược hệ sinh thái khách hàng, tiếp cận chuỗi giá trị từ nhà cung cấp, sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng. Điều này giúp ngân hàng duy trì nguồn doanh thu ổn định, quản trị rủi ro qua việc hiểu rõ dòng tiền của khách hàng.

Song song, nhà băng việc đầu tư hàng trăm triệu USD cho công nghệ để hiện thực hóa mục tiêu "ngân hàng giao dịch chính" của khách hàng. Hiện, Techcombank đã có gần 15 triệu khách hàng, quy mô giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử đạt tới 8,2 triệu tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhờ những chiến lược này, Techcombank liên tục đẩy mạnh số hóa, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ tài chính, tạo dựng hệ sinh thái sản phẩm phủ kín các nhóm khách hàng, từ cá nhân đến doanh nghiệp. Giải pháp quản trị nguồn vốn C-Cash cũng nhận được giải thưởng kép về sáng tạo thuận ích cho doanh nghiệp từ Corporate Treasurer.

Dấu mốc kinh doanh

Sau 9 tháng đầu năm 2024, Techcombank ghi nhận kết quả kinh doanh đứng đầu nhóm ngân hàng tư nhân. Tổng tài sản của đơn vị đạt 927.100 tỷ đồng, tăng 9,1% so với đầu năm và 18,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế là 22.800 tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) ở mức 37.400 tỷ đồng. ROA đạt 16,8%.

Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank khẳng định, ngân hàng quan tâm đến "chất lượng" của khách hàng, thay vì chạy theo "số lượng".

Techcombank tận dụng được cơ hội tăng trưởng tốt với tín dụng tăng tới 17,4% trong 9 tháng đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) cuối tháng 9 của Techcombank ở mức 1,35%, nằm trong nhóm thấp nhất, trong khi tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu (LLR) cải thiện lên mức đạt 103%. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 15,1%.

VCBS đánh giá tín dụng kỳ vọng của Techcombank sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong những tháng cuối năm 2024 và 2025 với động lực từ sự hồi phục của thị trường bất động sản và xây dựng, nhu cầu vay mua nhà ở.

Ngoài ra, trong khi năm 2021, "Zero Fee" đẩy Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của Techcombank lên tới hơn 50%. Năm 2024, ngân hàng thu về 70.000 tỷ đồng số dư tài khoản nhờ "Sinh lời tự động" với hơn hai triệu khách hàng kích hoạt. Con số này giúp nhà băng duy trì tỷ lệ CASA lên 40,5%, cao nhất hệ thống, mang tới nguồn vốn giá rẻ giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Riêng mảng chứng khoán, TCBS duy trì thị phần lớn thứ ba tại HSX và thứ hai tại HNX, cán mốc tỷ đô dư nợ vay margin, xếp thứ nhất thị trường với 11% vào quý III. Hiện, dư địa cho vay margin của TCBS còn một tỷ USD. Mảng này còn mang về khoản huy động vốn quốc tế với hợp đồng 175 triệu USD, bổ sung cho cả TCBS và TCB.

Trụ sở của Techcombank. Ảnh: Techcombank

Phát triển bền vững cùng cộng đồng

Năm 2024, Techcombank đã công bố Khung trái phiếu xanh, được xây dựng theo Nguyên tắc Trái phiếu xanh của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA), thể hiện cam kết của đơn vị trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Nguồn vốn thu được từ việc này được sử dụng để tài trợ các dự án đem lại lợi ích môi trường.

Hiện, ESG là một phần cốt lõi trong chiến lược kinh doanh dài hạn của Techcombank, với sáng kiến hỗ trợ giải chạy Techcombank thường niên tại Hà Nội và TP HCM. Với mục tiêu truyền cảm hứng sống lành mạnh đến cộng đồng, các giải Marathon Techcombank thu hút hàng chục nghìn vận động viên từ khắp nơi trên thế giới, cùng chia sẻ thông điệp "Vượt trội hơn mỗi ngày", nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe thể chất, tinh thần.

Tại đây, Techcombank đóng góp cho các tổ chức cộng đồng địa phương hàng chục tỷ đồng để tài trợ cho các hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ khắc phục thiên tai và tài trợ học phí cho học sinh, sinh viên.

Ngân hàng cũng xây dựng hệ thống quản lý môi trường xã hội (ESMS) gắn liền với các quyết định kinh doanh và quản lý rủi ro trong các hoạt động cấp tín dụng. Gần nhất, sản phẩm Thẻ thanh toán Visa Eco (Eco Card) giúp người dùng theo dõi lượng carbon phát thải từ các giao dịch và bù đắp lượng khí thải qua đóng góp cho dự án bảo vệ môi trường. Sáng kiến đã nhận giải thưởng ESGBusiness.

Nhật Lệ

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020